Vua Hoàng Hậu Hà Lan Là Ai

Vua Hoàng Hậu Hà Lan Là Ai

Nhà Vua Thái Lan bày tỏ vui mừng được đón tiếp Chủ tịch nước và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Thái Lan và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2022; chúc mừng Việt Nam về những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội và hồi phục sau đại dịch.

Nhà Vua Thái Lan bày tỏ vui mừng được đón tiếp Chủ tịch nước và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Thái Lan và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2022; chúc mừng Việt Nam về những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội và hồi phục sau đại dịch.

Đỗ Nhật Hà là người đẹp chuyển giới đầu tiên đi tới vòng chung kết Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam

Ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu hoàn Vũ Việt Nam 2022 (Miss Universe Vietnam) vừa công bố 71 thí sinh xuất sắc nhất vào vòng chung kết, sẽ tham gia show truyền hình thực tế Tôi là Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022. Một trong những dấu mốc lịch sử, đó là thí sinh chuyển giới Đỗ Nhật Hà - số báo danh 325, có mặt tại đường đua cuối cùng của cuộc thi lần này.

Đỗ Nhật Hà, người đẹp chuyển giới đầu tiên được đặc cách vào vòng chung kết Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022.

Theo đó, Đỗ Nhật Hà là trường hợp đặc biệt nhận được "vé vàng danh dự" từ Ban tổ chức cuộc thi, cô không nằm trong top 70 thí sinh theo quy chế chính thức, không tranh suất các giải thưởng chính thức của Hoa hậu hoàn vũ Việt Nam 2022.

Nếu vượt qua vòng truyền hình thực tế Tôi là Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022, Đỗ Nhật Hà sẽ tiếp tục vào top 41, tại đây khán giả có thể quyết định vị trí tiếp theo của cô thông qua việc bình chọn vào thẳng top 16 (nếu Đỗ Nhật Hà giành được giải bình chọn). Nếu chiến thắng giải bình chọn, Đỗ Nhật Hà sẽ tham gia phần "Chia sẻ quan điểm", được đại diện để nói lên tiếng nói về cộng đồng của mình trên sân khấu Chung kết cùng các thí sinh còn lại của top 16.

Cũng tại đây, Đỗ Nhật Hà sẽ kết thúc phần tham gia của mình tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022. Như vậy, hành trình xa nhất của Đỗ Nhật Hà tại Hoa hậu hoàn Vũ Việt Nam 2022 có thể đạt được chỉ dừng lại ở top 16 chung cuộc, cô không thể tranh vương miện hoa hậu.

Người đẹp chuyển giới trong ngày công bố top 71 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022 vừa qua.

"Sự có mặt của Đỗ Nhật Hà đánh dấu một bước ngoặt mới trong lịch sử của Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam, đây là quyết định mang ý nghĩa và thông điệp nhân văn, thể hiện sự tôn trọng và ủng hộ quyền bình đẳng giới của Ban tổ chức Hoa hâụ Hoàn vũ Việt Nam 2022 nói riêng và trên thế giới nói chung", đại diện Ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu hoàn Vũ Việt Nam 2022 cho biết.

Nhiều ý kiến đánh giá, quyết định đặc cách cho Đỗ Nhật Hà mang tính nhân văn, mở ra cơ hội cho người chuyển giới được cất lên tiếng nói, khoe nhan sắc và thể hiện ước mơ của mình với công chúng, phá vỡ những rào cản và sự kỳ thị trong xã hội.

Người đẹp chuyển giới Đỗ Nhật Hà là ai?

Đỗ Nhật Hà sinh năm 1996, tên khai sinh là Đỗ Nhật Tân. Vốn sinh ra trong hình hài của một cậu bé nhưng trong quá trình trưởng thành, Đỗ Nhật Hà đã dần nhận ra giới tính thật của bản thân. Theo chia sẻ của Đỗ Nhật Hà, từ nhỏ khi học ở trường, ngoại hình là một nam nhi nhưng lại thích chơi cùng các bạn nữ, không thích chơi những trò thể thao có cường độ mạnh như đá bóng, đá cầu; ngại cởi đồ khi học bơi, ngại đến nơi có nhiều bạn nam.

Cậu bé Đỗ Nhật Tân thời còn ngồi trên ghế nhà trường.

Năm 18 tuổi, Nhật Tân công khai giới tính và bị gia đình phản đối. Bố của Nhật Tân nghĩ đơn giản có lẽ là do thể chất yếu ớt của con, chỉ cần tập luyện thể thao thì con sẽ mạnh mẽ, cứng rắn hơn. Còn mẹ cho đây là một loại bệnh của tuối mới lớn, thậm chí nghĩ sẽ đưa con đến gặp bác sĩ để chữa trị. Chưa kể, Nhật Tân được gia đình đặt nhiều kỳ vọng vì học giỏi, ngoan ngoãn.

20 tuổi, Đỗ Nhật Tân bắt đầu phẫu thuật chuyển giới và chỉ duy nhất chị gái ủng hộ quyết định này, trong khi bố mẹ phản ứng rất gay gắt. Tuy nhiên sau đó, vì thương con, mẹ Nhật Tân đã bán chiếc nhẫn vàng là tài sản lớn nhất và quý giá để giúp đỡ, đồng hành cùng con trong những ngày tháng phẫu thuật đầy đớn đau, vất vả trên đất Thái Lan.

Đỗ Nhật Hà ngày đăng quang The Tiffany Vietnam 2018.

Sau khi phẫu thuật chuyển giới thành công, Nhật Tân đổi tên thành Đỗ Nhật Hà và hoàn toàn lột xác khi sở hữu ngoại hình thon thả, duyên dáng và xinh đẹp của một người thiếu nữ. Đỗ Nhật Hà được sống thật với giới tính của mình cũng như bắt đầu chinh phục đam mê của một người con gái. Tốt nghiệp Đại học Hoa Sen chuyên ngành quản trị khách sạn, thông thạo cả tiếng Anh và tiếng Hàn, Đỗ Nhật Hà lên kế hoạch sang Hàn Quốc du học.

Tuy nhiên, khi hồ sơ đã hoàn thành thì cũng là lúc cuộc thi Chinh phục hoàn mỹ 2018 (The Tiffany Vietnam 2018) giành cho người chuyển giới được tổ chức, Đỗ Nhật Hà quyết định từ bỏ việc du học để tham gia cuộc thi này. Tại The Tiffany Vietnam - Chinh phục hoàn mỹ 2018, Đỗ Nhật Hà đã xuất sắc giành ngôi vị quán quân không chỉ sự xinh đẹp, tài năng mà còn là câu chuyện truyền cảm hứng, ước mơ và lối sống tích cực đã chinh phục được khán giả.

Đỗ Nhật Hà lọt top 6 chung cuộc Miss International Queen 2019, giành giải thưởng phụ "Introductory video".

Giành vương miện The Tiffany Vietnam 2018, đối với Đỗ Nhật Hà là một bước ngoặt lớn trong cuộc sống. Không chỉ để thỏa đam mê tuổi trẻ mà thông qua đó, Đỗ Nhật Hà muốn cho mọi người thấy một hình ảnh khác của người chuyển giới, họ cũng xứng đáng nhận được sự tôn trọng của xã hội, họ cũng có những thành công đáng được công nhận.

Sau khi lên ngôi ở The Tiffany Vietnam 2018, Đỗ Nhật Hà trở thành đại diện của Việt Nam tham dự cuộc thi Hoa hậu Chuyển giới Quốc tế (Miss International Queen) 2019 tại Thái Lan. Đây là cuộc thi sắc đẹp dành cho người chuyển giới nữ trên toàn thế giới từ năm 2004. Dù chịu nhiều áp lực nhưng Đỗ Nhật Hà đã xuất sắc lọt top 6 chung cuộc Miss International Queen 2019. Ngoài ra, Đỗ Nhật Hà giành giải thưởng phụ "Introductory video" từ ban tổ chức.

Thành tích này được xem là phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực không biết mệt mỏi của Đỗ Nhật Hà, đồng thời ghi dấu ấn của nhan sắc Việt trên đấu trường quốc tế.

Thời gian qua, Đỗ Nhật Hà còn là người mẫu tham gia nhiều cuộc trình diễn thời trang, là khách mời của nhiều show truyền hình thực tế và từng tham gia phim chiếu mạng Sau vạt nắng được nhiều bạn trẻ yêu thích.

Trần Minh Tông, vua thứ 5 nhà Trần, có bà vợ chính hậu là Lệ Thánh hoàng hậu (tức Hiến Từ Thái hậu sau này), sinh ba người con: Cung Túc vương Trần Nguyên Dục, công chúa Thiên Ninh và Trần Hạo ( Trần Dụ Tông - vua thứ 7).

Bà vợ kế của Trần Minh Tông là Anh Tư nguyên phi, là cô ruột của Hồ Quý Ly, sinh hai người con: Trần Vượng (Trần Hiến Tông – vua thứ 6) và Cung Định vương Trần Phủ, tức Trần Nghệ Tông (vua thứ 8). Anh Tư nguyên phi sau được phong là Minh Từ Thái phi.

Vợ kế nữa của Trần Minh Tông là Lê Thị, em gái của bà Minh Từ - cũng là cô của Hồ Quý Ly, sau được phong làm Đôn Từ Thái phi, sinh người con trai là Trần Kính (Trần Duệ Tông - vua thứ 9 của nhà Trần).

Trong ba bà hậu phi của Trần Minh Tông thì bà chính hậu Hiến Từ được tiếng là hiền từ, đôn hậu và khoan nhân nhất. Nhưng lại lận đận với con cái nhất.

Con trai út Trần Dụ Tông làm vua bị sử sách phê phán nặng vì chỉ lo ăn chơi hoang đàng, sa đọa, tạo mầm mống cho sự suy sụp của triều đại. Trần Dụ Tông bị bệnh liệt dương nên đã nghe lời của thái y Trâu Canh làm những điều xằng bậy.

Con trai trưởng là Trần Nguyên Dục cũng ăn chơi phóng đãng như đứa em trai. Một lần đi chơi bên ngoài gặp phải cô đào hát, vợ của kép hát Dương Khương, Trần Nguyên Dục ép lấy cô đào hát về làm vợ trong khi cô này đã có thai với Dương Khương. Sau khi sinh ra, Trần Nguyên Dục lại tin rằng người con trai có tên Dương Nhật Lễ đó là con của mình.

Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, Dương Nhật Lễ đích xác là con ruột của kép hát Dương Khương. Mẹ ông là vợ Dương Khương, là một người múa hay lại có nhan sắc, do hay diễn Tây Vương Mẫu trong vở Vương Mẫu hiến bàn đào, bà được gọi thông dụng là Vương mẫu.

Trần Nguyên Dục mất lúc còn đang tuổi thanh niên. Ngày 25 tháng 5 năm Kỷ Dậu (tức 29/6/1369), vua Trần Dụ Tông cũng băng hà vì hoang dâm kiệt sức; trước khi mất, đã ban chiếu truyền ngôi cho  Dương Nhật Lễ. Trong tình thế đó, Hiến Từ Thái hậu đồng ý di chiếu cho đón Dương Nhật Lễ lên ngôi, đặt niên hiệu Đại Định.

Cùng lúc này, sứ đoàn nhà Minh sang sắc phong cho Dụ Tông tới Việt Nam. Nhật Lễ (tên ngoại giao với nhà Minh là Trần Nhật Kiên) xin được thụ phong nhưng sứ nhà Minh là Trương Dĩ Ninh không đồng ý. Nhật Lễ phải cử sứ là Đỗ Thuấn Khâm sang nhà Minh báo tang và cầu phong .

Theo Đại Việt sử ký toàn thư ghi nhận, Đại Định Đế lên ngôi nhưng bỏ bễ công việc, ham chơi, rượu chè, cho đón cha ruột Dương Khương vào triều, giữ chức Lệnh thư gia, có ý đổi sang họ Dương khiến các quan trong triều bất bình. Hiến Từ Thái hậu, mẹ Trần Dụ Tông tỏ ý hối hận việc lập Nhật Lễ. Nhật Lễ bèn ngầm đánh thuốc độc giết chết vào ngày 14 tháng 12 năm Kỷ Dậu (tức 12 tháng 1 năm 1370) .

Đêm ngày 20 tháng 9 năm Canh Tuất (tức 9 tháng 10 năm 1370), cha con quan Thái tể Cung Tĩnh vương Trần Nguyên Trác, Trần Nguyên Tiết và hai người con của Thiên Ninh công chúa, chị gái Trần Dụ Tông đem người tôn thất vào thành định giết Đại Định.

Đại Định Đế trèo qua tường, nấp dưới cầu mới. Mọi người lùng không thấy, giải tán ra về. Khi trời sắp sáng, Đại Định Đế vào cung, chia người đi bắt Nguyên Trác cùng 17 người chủ mưu và giết hết .

Anh khác mẹ của Trần Dụ Tông là Cung Định vương Trần Phủ, vì có con gái làm Hoàng hậu của Nhật Lễ, sợ vạ lây đến mình nên tránh ra trấn Đà Giang (tức Gia Hưng), ngầm hẹn với các em là Cung Tuyên vương Trần Kính, Chương Túc thượng hầu Trần Nguyên Đán, Thiên Ninh công chúa Ngọc Tha hội ở sông Đại Lại, phủ Thanh Hóa để dấy quân. Trần Kính giúp ông đảm nhận việc sắm sửa mọi vũ khí, trang bị quân đội.

Khi ấy, Đại Định Đế Dương Nhật Lễ chuyên dùng thiếu úy Trần Ngô Lang mà không biết Ngô Lang đồng mưu với Trần Phủ. Mỗi khi sai quân tướng đi đánh bắt, Ngô Lang đều bí mật bảo họ theo Trần Phủ đừng về nữa. Rất nhiều lần sai các quân Nam, Bắc đi đánh, đều không một ai trở về. Do đó quân của Trần Phủ, Trần Kính mạnh thêm.

Ngày 13 tháng 11 năm Canh Tuất (tức 1 tháng 12 năm 1370), Trần Phủ đến phủ Kiến Hưng, truất Nhật Lễ làm Hôn Đức công. Ngày 15, Phủ lên ngôi, tức Trần Nghệ Tông. Ngày 21 tháng ấy, Trần Phủ cùng Trần Kính và Thiên Ninh công chúa dẫn quân về kinh, sai giam Nhật Lễ ở phường Giang Khẩu.

Dương Nhật Lễ tới lúc đó mới biết mình bị Trần Ngô Lang phản bội. Trong khi bị giam giữ, ông lừa gọi Trần Ngô Lang đến gần rồi bóp cổ giết chết Trần Ngô Lang. Trần Nghệ Tông bèn lập tức hạ lệnh giết chết Dương Nhật Lễ và con ông là Liễu, rồi sai đem chôn ở núi Đại Mông .

Nhật Lễ ở ngôi được hơn 1 năm, không rõ thọ bao nhiêu tuổi. Nhà Trần lúc đó đã suy yếu, các tôn thất bạc nhược. Nhiều việc thất đức của Nhật Lễ lẽ ra chưa dẫn đến việc bị phế truất. Tư tưởng phong kiến không chấp nhận người ngoại tộc làm vua trong triều, bởi vậy sai lầm lớn nhất của Nhật Lễ là định đổi sang họ Dương khiến tôn thất nhà Trần nắm quyền bính khắp trong nước xúm lại tìm cách lật đổ. Tính từ khi Nhật Lễ lên ngôi cho tới khi cuộc đảo chính đầu tiên xảy ra tới 1 năm nhưng không có ai chống đối vì khi đó Nhật Lễ vẫn giữ họ Trần.

Tần Thủy Hoàng trước đây cũng phải đối mặt với tiếng tăm về thân thế và cũng có những việc làm thô bạo, thất đức nhưng đã khôn khéo suốt đời không đổi sang họ Lã, giết luôn Lã Bất Vi (người bị dị nghị là cha mình) và tìm cách đàn áp thẳng tay những ai có ý định khơi chuyện này để chống đối. Bởi thế Tần Thủy Hoàng giữ được ngôi vị trọn vẹn.

Khách quan nhìn nhận, Nhật Lễ không có tài năng và tư cách, mắc hàng loạt sai lầm nên việc nhanh chóng bị lật đổ là tất yếu. Tác giả Trần Xuân Sinh trong sách Thuyết Trần lại cho rằng Trần Nhật Lễ thực ra chỉ là “đứa con hư của dòng họ nhà Trần” nên bị truất đi.

Vượt trội về cả doanh số xuất khẩu lẫn doanh thu công ty, nhưng “vua tôm” Minh Phú lại đang lép vế trước vua cá “Vĩnh Hoàn” về lợi nhuận.

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2021, có gần 800 doanh nghiệp Việt Nam tham gia hoạt động xuất khẩu thủy sản, kim ngạch xuất khẩu đạt 8,9 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2020.

Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MPC) hay còn được gọi là vua tôm Việt Nam là doanh nghiệp có doanh số xuất khẩu lớn nhất với 395 triệu USD, chiếm gần 4,5%, đứng đầu về xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu tôm của cả nước. Trong đó, tôm thẻ chân trắng chiếm khoảng 60%, tôm sú chiếm 40% doanh số của Minh Phú. Sản phẩm tôm Minh Phú có mặt trên 40 thị trường trên thế giới, với những thị trường chủ lực như Mỹ, Nhật Bản, Canada, Australia, Hà Lan...

Đứng thứ 3 là CTCP Vĩnh Hoàn (VHC) có doanh số trên 276 triệu USD, chiếm 3,1%. Năm 2021 sản phẩm cá tra của Vĩnh Hoàn có mặt trên 36 thị trường trên thế giới và đạt tăng trưởng đột phá tại nhiều thị trường như Mỹ, Anh, Canada, Thụy Sỹ, Tây Ban Nha...

Năm 2021, Minh Phú ghi nhận doanh thu đạt 13.575 tỷ đồng và lãi ròng 659 tỷ đồng, lần lượt giảm 5% và 2% so với cùng kỳ. Công ty chỉ hoàn thành 86% kế hoạch doanh thu và 60% kế hoạch lợi nhuận năm 2021. MPC cho biết, trong năm 2021, chi phí tàu tăng cao và công ty không nhận cổ tức từ các công ty con là nguyên nhân chủ yếu kéo lùi lợi nhuận.

Trong khi đó, Vĩnh Hoàn lại có kết quả kinh doanh khá ấn tượng trong năm qua, doanh thu thuần công ty đạt 9.054 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1.110 tỷ đồng, lần lượt tăng tăng 29% và hơn 54% so với năm trước đó.

Trong nhiều năm qua, dù doanh thu của Vĩnh Hoàn luôn thấp hơn rất nhiều khi so với Minh Phú nhưng lợi nhuận sau thuế của vua cá tra vẫn luôn cao hơn vua tôm. Năm 2021, doanh thu Vĩnh Hoàn chỉ bằng 2/3 doanh thu của Minh Phú nhưng lợi nhuận mà Vĩnh Hoàn thu về lại cao hơn Minh Phú 69%. Nguyên nhân chủ yếu đến từ chi phí bán hàng của Minh Phú quá cao tận 906 tỷ đồng, gấp 2,6 lần Vĩnh Hoàn.

Cả hai công ty Minh Phú và Vĩnh Hoàn đều chịu nhiều ảnh hưởng đến từ thị trường Mỹ, khi Mỹ là thị trường xuất khẩu chính chiếm phần lớn doanh thu của công ty.

Trong quý 4/2020, Minh Phú đã gặp nhiều rắc rối từ vụ kiện về áp thuế chống bán phá giá với tôm Ấn Độ lên sản phẩm tôm xuất khẩu từ Minh Phú vào Mỹ đến đầu năm 2021 mới kết thúc và Minh Phú được hoàn thuế 336 tỷ đồng vào tháng 7/2021.

Còn Vĩnh Hoàn được hưởng lợi từ việc vào tháng 6/2021, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành kết luận cuối cùng đợt rà soát hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 16 (POR16) đối với cá tra, cá basa của Việt Nam và xác định mức thuế chống bán phá giá đối với Vĩnh Hoàn là 0 USD/kg giúp tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp tại thị trường này.

Nghi Thiên Chương Hoàng hậu (1810 – 1902) là mẹ ruột của Hoàng đế Tự Đức và là Quý phi của Hoàng đế Thiệu Trị. Sinh thời, bà chưa từng lên ngôi Hoàng hậu nhưng lần lượt được truy tôn làm Hoàng Thái hậu, Thái Hoàng Thái hậu rồi Thái Thái Hoàng Thái hậu. Khi qua đời bà được truy tôn làm Hoàng hậu và được người đời nhớ đến với tôn hiệu Hoàng Thái hậu Từ Dũ.

Đức Từ Dũ nổi tiếng là bậc hiền nhân, được mọi người yêu quý, quần thần kính nể xem như thánh cô trong kinh thành Huế. Năm 1847, dưới triều vua Tự Đức bà trở thành Hoàng thái hậu, đến năm 1902 bà qua đời dưới thời vua Thành Thái. Sau này, danh hiệu của bà được đặt cho bệnh viện sản lớn nhất tại TPHCM là Bệnh viện Từ Dũ.

Theo sử chép, Hoàng Thái hậu Từ Dũ tên húy là Phạm Thị Hằng, là trưởng nữ của Lễ bộ thượng thư Đức Quốc công Phạm Đăng Hưng và Đức Quốc phu nhân Phạm thị. Gia đình bà sống tại Sơn Quy (Gò Rùa), huyện Tân Hòa, Gia Định, ngày nay là thị xã Gò Công, Tiền Giang.

Bà nổi tiếng thông minh, hiền hậu, xinh đẹp từ nhỏ. Năm 12 tuổi, khi mẹ bà lâm bệnh nặng, chỉ thích nằm một mình thì bà là người duy nhất được gần gũi hầu hạ chăm sóc mẹ ngày đêm. Đến khi mẹ qua đời, dù còn nhỏ nhưng bà vẫn giữ tang như người trưởng thành khiến bên ngoài tấm tắc khen ngợi.

Năm 14 tuổi, nghe tiếng hiền của bà, Nhân Tuyên Hoàng thái hậu quyết định tuyển bà làm thiếp cho cháu đích tôn của vua Gia Long là Hoàng trưởng tử Nguyễn Phúc Miên Tông (sau này là vua Thiệu Trị).

Năm 15 tuổi, bà sinh con gái đầu lòng là Diêm Phúc công chúa – Nguyễn Phúc Tĩnh Hảo. Năm sau bà sinh con thứ là công chúa Nguyễn Phúc Uyên Ý nhưng không may mới 3 tuổi đã chết non. Đến ngày 25/8/1829, bà sinh con thứ 3 là hoàng tử Nguyễn Phúc Thì, tức vua Tự Đức sau này.

Ngày vua Thiệu Trị còn sống, bà luôn giữ đức của người vợ, ngày đêm chăm sóc chồng không quản mệt mỏi.

Khi vua Thiệu Trị mất, con bà là vua Tự Đức nối ngôi, tuy chủ trương là hậu cung không được xen vào việc triều chính, nhưng bà vẫn luôn ở bên cạnh để bảo ban, khuyên nhủ con đạo làm vua.

Khi trọng dụng các quan lại, bà thường nhắc nhở vua Tự Đức phải cân nhắc, soi xét thật kỹ càng, cốt để chọn ra được vị quan thanh liêm tạo phúc cho dân. Tất cả những lời bà dạy vua Tự Đức đều khắc in lại gọi là Từ huấn lục (lời huấn của mẹ hiền).

Có lần vua Tự Đức mải chơi quên buổi ngự triều, bà liền sai người đóng cung Diêm Thọ (nơi ở của bà). Vua phải đứng chờ cả tiếng, sau đó bà mới cho vào răn dạy: “Nước đang có nhiều việc rối, thân là Hoàng Đế lại ham vui chơi không lo lắng, biết lỗi với ta chỉ là phụ, biết lỗi với dân mới là chính.“

Không chỉ là người mẹ hiền với con, là bậc mẫu nghi trong thiên hạ mà Hoàng Thái hậu Từ Dũ còn là người có lối sống giản dị, tiết kiệm. Bà thường dạy cung nhân cất bớt sáp thắp sáng, lâu ngày tiết kiệm được nhiều bà lại cho người đem vào kho dự trữ.

Khi chuyển tới cung Gia Thọ, bà vẫn giữ những đồ cũ từ trước để dùng, mặc cho người ta đã sắm sửa đủ thứ thì bà vẫn nhất mực chối từ.

Nói về thương dân, bà nổi tiếng như người mẹ hiền, hàng năm đến lễ mừng của mình, bà thường tìm cách thoái thác hoặc trì hoãn. Bà sợ dân khổ, bà từng nói với triều thần rằng, một hột gạo, một sợi tơ cũng đều là máu thịt của dân, cho nên cần phải tiết kiệm để dùng vào việc nước.

Dù luôn đứng trên vạn người nhưng bà luôn ý thức nâng cao kiến thức văn hóa, xã hội, nhờ đó mà bà có thể bàn luận, góp ý chuyện xã tắc, giúp vua Tự Đức rất nhiều trong đạo trị nước.

Những giai thoại về Hoàng Thái hậu Từ Dũ

Ngày 12/5/1902, Hoàng thái hậu Từ Dũ qua đời, hưởng thọ 92 tuổi, được sắc phong là “Nghi Thiên Tán Thánh Từ Dụ Bác Huệ Trai Túc Tuệ Đạt Thọ Đức Nhân Công Chương hoàng hậu”. Ít ngày sau đó, triều đình lại phong là “Nghi Thiên Tán Thánh Từ Dụ Bác Huệ Trai Túc Tuệ Đạt Thọ Đức Nhân Công Chương hoàng hậu”. Bài vị của bà được thờ ở thế Miếu trong Hoàng thành Huế và Biểu Ðức điện trong Xương Lăng.

Đối với các phi tần và con của chồng mình, bà cũng muôn phần độ lượng. Như chuyện Phục Lễ công chúa Gia Phúc phạm tội, dù đó là con của cung nhân họ Hồ nhưng sau này Hoàng hậu vẫn tha tội.

Nhiều người mới gặp bà sẽ cảm thấy bà đáng sợ vì dáng vẻ nghiêm túc, khoan thai, đoan trang, nhưng khi tiếp xúc sẽ thấy bà là người vô cùng đôn hậu, nhân từ, lại hiểu biết sâu rộng.

Một giai thoại khác cho biết, vào một đêm nọ, Hoàng hậu mộng thấy một vị Thần áo rộng đai to, đầu tóc bạc, lông mày trắng, mang một tờ giấy vàng viết chữ son có đóng dấu và một chuỗi minh châu trao cho bà, bảo là: “Xem đây để nghiệm về sau”, bà nhận lấy. Sau đó không lâu thì có thai.

Ngày 25/8 năm Kỷ Sửu (tức 22/9/1929), Hoàng hậu sinh ra vua Tự Đức giống như giấc mộng, từ đó mọi người cho rằng hoàng đế chính là Thần nhân phái xuống làm con bà.