Doraemon sở hữu rất nhiều các loại bảo bối hay đạo cụ bí mật (ひみつ道具 Himitsu Dougu?, Bí mật Đạo cụ) cất giữ trong chiếc túi không đáy. Một số trong những bảo bối này được miêu tả dựa trên những vật dụng có thật trong các gia đình Nhật Bản nhưng đã được ly kỳ hóa thêm, nhưng hầu hết được sáng tác hoàn toàn khoa học viễn tưởng (mặc dù có một số dựa trên các câu chuyện dân gian hay tôn giáo).
Doraemon sở hữu rất nhiều các loại bảo bối hay đạo cụ bí mật (ひみつ道具 Himitsu Dougu?, Bí mật Đạo cụ) cất giữ trong chiếc túi không đáy. Một số trong những bảo bối này được miêu tả dựa trên những vật dụng có thật trong các gia đình Nhật Bản nhưng đã được ly kỳ hóa thêm, nhưng hầu hết được sáng tác hoàn toàn khoa học viễn tưởng (mặc dù có một số dựa trên các câu chuyện dân gian hay tôn giáo).
Kể từ sau khi Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực vào tháng 12 năm 2002, thương mại song phương của Việt Nam với Hoa Kỳ không ngừng tăng, trong đó xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ tăng với tốc độ nhanh chóng, dẫn đến thặng dư thương mại của Việt Nam với Hoa Kỳ cũng liên tục tăng.
Hình 1: Xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ và nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ trong giai đoạn 2002-2021
Xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng từ 61,33 tỷ USD năm 2019 lên 77,08 tỷ USD năm 2020 và 96,29 tỷ USD năm 2021. Trong khi đó, nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ giảm từ 14,43 tỷ USD năm 2019 xuống còn 13,71 tỷ USD dưới tác động của đại dịch Covid-19 và tăng nhẹ lên 15,27 tỷ USD năm 2021. Vì vậy, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, thặng dư thương mại của Việt Nam đã tăng từ 46,9 tỷ USD năm 2019 lên 63,37 tỷ USD năm 2020 và tiếp tục tăng lên 81,02 tỷ USD năm 2021[1]. Trong 6 tháng đầu năm 2022, Hoa Kỳ vẫn là thị trường tiếp nhận hàng hóa xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ ước đạt 55,9 tỷ USD.
Hình 2: Top 10 mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Hoa Kỳ năm 2020
Nguồn: Tổng cục Hải quan (2021)
Năm 2020, các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất bao gồm: hàng dệt may, máy móc thiết bị, máy vi tính và sản phẩm điện tử, điện thoại các loại và linh kiện. Đồng thời, Việt Nam cũng nhập khẩu từ Hoa Kỳ nhiều nhất ở nhóm mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Điều này cho thấy nhu cầu của người tiêu dùng ở cả Việt Nam và Hoa Kỳ về nhóm mặt hàng này là rất lớn và gia tăng trong điều kiện giãn cách xã hội do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Trong thời gian qua, xuất khẩu của các nhóm mặt hàng máy móc thiết bị, máy vi tính và sản phẩm điện tử, điện thoại và linh kiện có sự gia tăng mạnh mẽ đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần vào ổn định kinh tế, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, cải thiện đời sống cho người lao động, nâng cao trình độ sản xuất nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường quốc tế, tạo động lực cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh và thu hút đầu tư ở cả trong và ngoài nước. Mặc dù vậy, trên thực tế, các nhóm mặt hàng này, đặc biệt là máy vi tính và linh kiện điện tử vẫn đang ở giai đoạn đầu của chuỗi sản xuất hàng điện tử, còn phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp FDI, hàm lượng công nghệ còn chưa cao và chưa tạo ra nhiều giá trị gia tăng.
Hình 3: Top 10 mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường Hoa Kỳ trong năm 2020
Nguồn: Tổng cục Hải quan (2021)
Về nhóm các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Hoa Kỳ, chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là máy vi tính, các sản phẩm điện tử và linh kiện. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cũng nhập khẩu nhiều từ Hoa Kỳ các mặt hàng bông, máy móc thiết bị, chất dẻo nguyên liệu, thức ăn gia súc, đậu tương, nguyên phụ liệu để sản xuất hàng dệt may và giày da, sản phẩm hóa chất, gỗ, rau quả.
Mặc dù Hoa Kỳ là thị trường tiếp nhận hàng hóa xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, song quốc gia này luôn duy trì là quốc gia áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại nhiều nhất đối với hàng hóa của Việt Nam. Báo cáo phòng vệ thương mại năm 2020 của Cục Phòng vệ Thương mại cho thấy, tính riêng trong năm 2020, Hoa Kỳ đã khởi xướng điều tra 8 vụ việc phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, tăng gần gấp 3 lần so với năm 2019 với 3 vụ việc[2].
Theo Báo cáo Phòng vệ Thương mại năm 2021, Hoa Kỳ tiếp tục là quốc gia điều tra và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại nhiều nhất đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam với 41 vụ việc, gồm 21 vụ điều tra chống bán phá giá, 8 vụ việc chống trợ cấp, 10 vụ điều tra chống lẩn tránh thuế, 2 vụ điều tra tự vệ thương mại. Các vụ việc liên quan đến phòng vệ thương mại với Hoa Kỳ đáng chú ý trong năm 2021 có thể kể đến như: chống bán phá giá đối với sản phẩm mật ong, chống bán phá giá đối với một sô sản phẩm sợi dún, gia hạn biện pháp tự vệ đối với pin năng lượng mặt trời, chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm pin năng lượng mặt trời, chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với gỗ dán cứng, chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với thép tấm không gỉ, chống bán phá giá đối với máy cắt cỏ, rà soát thuế chống bán phá giá cá tra – basa, rà soát thuế chống bán phá giá tốm nước ấm đông lạnh[3].
Nhìn chung, trong giai đoạn 2020-2021, bất chấp những tác động của đại dịch Covid-19 và xung đột thương mại toàn cầu diễn biến phức tạp, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục duy trì vị thế là thị trường tiếp nhận hàng hóa xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam vươn lên trở thành đối tác thương mại lớn thứ 9 của Hoa Kỳ. Mặc dù có những vấn đề bất ổn trong bối cảnh đại dịch, song với các chính sách thương mại mở cửa, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa công nghiệp, nông sản và dịch vụ, quan hệ thương mại và đầu tư song phương vẫn tiếp tục mở rộng và phát triển mạnh mẽ.
Trong thời gian tới, để phát huy những tiềm năng về hợp tác kinh tế với Hoa Kỳ, chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam cần giải quyết các vấn đề sau:
Thứ nhất, do thặng dư thương mại của Việt Nam với Hoa Kỳ ngày càng tăng và đã lên tới hơn 80 tỷ USD trong năm 2021, Việt Nam có thể đối mặt với nguy cơ bị áp thuế chống bán phá giá để giảm bớt mất cân bằng thương mại với Hoa Kỳ, vì vậy chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao hiểu biết về các biện pháp phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ nhằm hạn chế các vụ tranh chấp thương mại và các vụ việc phòng vệ thương mại.
Thứ hai, trong trạng thái bình thường mới sau đại dịch, Việt Nam giải quyết các vấn đề còn tồn tại thông qua đàm phán thương mại nhằm đảm bảo tính liên tục của chuỗi cung ứng sản xuất, tạo điều kiện thúc đẩy thương mại và đầu tư.
Thứ ba, để nắm bắt xu hướng tiêu dùng của thị trường Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh công tác quảng bá và xúc tiến thương mại, thiết lập và phát triển hệ thống phân phối, các mô hình liên kết sản xuất và cung cấp nguyên liệu, phát triển mô hình tiêu thụ theo chuỗi, mở rộng các kênh thương mại điện tử đáp ứng nhu cầu mua sắm online – một xu hướng phổ biển từ đại dịch Covid-19/.
[1] Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê 2019-2021.
[2] Cục Phòng vệ Thương mại, Bộ Công thương (2021), Báo cáo Phòng vệ Thương mại năm 2020.
[3] Cục Phòng vệ Thương mại, Bộ Công thương (2022), Báo cáo Phòng vệ Thương mại năm 2021.
[4] Vietnam Briefing (2021), US-Vietnam Reach Agreement on Currency, No Tariffs Imposed, https://www.vietnam-briefing.com/news/us-vietnam-reach-agreement-on-currency-no-tariffs-expected.html/
Cuối năm 2020, trong bối cảnh thâm hụt thương mại hàng hóa của Hoa Kỳ với Việt Nam ở mức cao và có chiều hướng gia tăng, Bộ Tài chính cho rằng Việt Nam định giá đồng nội tệ tương đối thấp so với đồng đô la Mỹ và thậm chí dán nhãn cho Việt Nam là “thao túng tiền tệ”. Trong báo cáo “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ, Bộ Tài chính Hoa Kỳ dán mác thao túng tiền tệ cho Việt Nam và một số nước dựa trên các tiêu chí bao gồm: thặng dư thương mại hàng hóa với Hoa Kỳ trên 20 tỷ USD, thặng dư cán cân vãng lai từ 2% GDP trở lên và sự can thiệp đối với thị trường ngoại tệ. Tuy nhiên, đến tháng 7 năm 2021, dưới thời Tổng thống Joe Biden, Hoa Kỳ và Việt Nam đã đạt được thỏa thuận về vấn đề tiền tệ. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết sẽ cho phép đồng nội tệ của mình linh hoạt hơn, điều này cũng có nghĩa là tranh chấp liên quan đến vấn đề tiền tệ giữa hai nước chấm dứt và Hoa Kỹ sẽ không áp đặt thuế quan trừng phạt đối với Việt Nam[4].
Sau khi Tổng thống Joe Biden lên nhậm chức, ông vẫn quan tâm đến thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với các nước và vấn đề thao túng tiền tệ, nhưng cách tiếp cận của ông theo hướng mềm mỏng hơn so với cách tiếp cận của chính quyền Tổng thống Donald Trump. Do đó, quan hệ thương mại và đầu tư của Hoa Kỳ với các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam sẽ dựa trên cơ sở hai bên cùng có lợi và Hoa Kỳ sẽ có một số ưu đãi đối với các nước Đông Nam Á cũng như Việt Nam.
Mặc dù Việt Nam xuất siêu vào thị trường Hoa Kỳ, song hai nền kinh tế có tính chất bổ trợ lẫn nhau. Trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ, các nhóm hàng xuất khẩu như hàng dệt may, da giày, nông sản, thủy sản, đồ nội thất, đồ trang trí … là các nhóm mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam và cũng là các mặt hàng mà Hoa Kỳ có nhu cầu rất lớn. Ở chiều ngược lại, Việt Nam là quốc gia mới bước đầu phát triển kinh tế số song lĩnh vực này có nhiều tiềm năng phát triển và đây là lĩnh vực Hoa Kỳ có thể hỗ trợ cho Việt Nam. Đồng thời, với vai trò một trong những trung tâm kinh tế của khu vực Đông Nam Á và là đầu cầu nối liền để hàng hóa của Hoa Kỳ thâm nhập vào thị trường ASEAN, quan hệ thương mại Việt Nam và Hoa Kỳ có nhiều triển vọng tiếp tục phát triển mở rộng trong thời gian tới.