Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 26/2023/NĐ-CP thuế suất thuế xuất nhập khẩu đối với xe ô tô đã qua sử dụng quy định như sau:
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 26/2023/NĐ-CP thuế suất thuế xuất nhập khẩu đối với xe ô tô đã qua sử dụng quy định như sau:
Hiện nay pháp luật không có định nghĩa như thế nào là thuế suất thuế xuất nhập khẩu. Tuy nhiên có thể căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 thì có thể hiểu rằng thuế suất thuế xuất nhập khẩu là mức thuế áp dụng đối với hàng hóa và dịch vụ khi chúng được giao thương qua biên giới quốc gia.
Thuế này có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh luồng thương mại và đảm bảo nguồn thu nhập cho quốc gia
Thuế suất thuế xuất nhập khẩu là gì? (Hình từ Internet)
Khi tra cứu biểu thuế chắc hẵn sẽ thấy các ký hiệu như *, ?, KH, TH, SG,…phải không. Ngoài ra, một sô bạn sinh viên hoặc mới vào nghề không rành cột nào là biểu thuế khi có C/O form E, cột nào sử dụng cho C/O form D,…. (mình lần đầu tra biểu thuế cũng vậy mà ^^). Các bạn xem qua 3 bảng dưới đây sẽ hết “gà mờ” ngay.
Vậy là trên đây mình cũng đã chia sẽ xong Hướng dẫn tra cứu biểu thuế xuất nhập khẩu. Mong sẽ giúp được các bạn sinh viên đang học ngành xuất nhập khẩu hoặc các bạn mới vào nghề biết được cách tra cứu cũng như các thông tin trên biểu thuế.
Thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu là gì? Đối tượng chịu thuế? Các quy định của thuế xuất nhập khẩu mới nhất cần chú ý.
Căn cứ pháp lý: Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 và Nghị định 134/2016/NĐ-CP
Đối tượng chịu thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu bao gồm các loại hàng hóa sau:
– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
– Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan và các khu phi thuế quan khác. Và ngược lại.
– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ.
– Hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối. Đây là hàng hóa do doanh nghiệp chế xuất xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối theo quy định của pháp luật thương mại, pháp luật đầu tư.
Về cấu trúc của biểu thuế trên file excel thì cũng tương tự như trên quyển biểu thuế thông thường, nhưng có nhiều phần hướng dẫn cụ thể và chi tiết hơn (phần này đương nhiên rồi, trên sách làm sao thể hiện được nhiều thông tin như trên file excel được, thời đại công nghệ 4.0 mà khải không nào ^^).
Ta có thể hiểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu như sau. Đây là loại thuế gián thu đánh vào những mặt hàng được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam. Kể cả thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật. Có ranh giới địa lý xác định. Ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng. Bảo đảm Điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh. Quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
Việc sử dụng biểu thuế xuất nhập khẩu đã không còn quá xa lạ đối với các bạn trong ngành xuất nhập khẩu rồi, đây là một trong các công việc hàng ngày mà các bạn làm đặc biệt là bộ phận khai báo hải quan. Nhưng không phải chỉ riêng bộ phận này mà một số bộ phận khác trong công ty logistics cũng sử dụng đến đó là bộ phận sale. Việc sử dụng biểu thuế giúp cho chúng ta biết được rõ hơn về tính chất hàng hóa, mã hs code của sản phẩm, thuế xuất nhập khẩu, thuế VAT. Khi nắm rõ được mặt hàng các bạn có thể biết được chính sách nhập khẩu mặt hàng đó như thế nào? Quy trình thủ tục nhập khẩu cần làm những bước gì? Thuận tiện cho việc khai báo hải quan và làm thủ tục.
Bài viết dưới đây mình chia sẽ hướng dẫn tra cứu biểu thuế xuất nhập khẩu trên file excel dựa theo biểu thuế xuất nhập khẩu 2020. Mục đích của việc sử dụng biểu thuế trên file excel nhằm hỗ trợ cho cán bộ công chức Hải quan và Doanh nghiệp thuận tiện hơn trong việc tra cứu mã hàng, thuế suất và chính sách quản lý hàng hóa.
Căn cứ Điều 10 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 thì khi ban hành biểu thuế thuế suất, thuế xuất nhập khẩu thì cần đảm bảo nguyên tắc như sau:
- Khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu, ưu tiên loại trong nước chưa đáp ứng nhu cầu; chú trọng phát triển lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.
- Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước và các cam kết về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Góp phần bình ổn thị trường và nguồn thu ngân sách nhà nước.
- Đơn giản, minh bạch, tạo thuận lợi cho người nộp thuế và thực hiện cải cách thủ tục hành chính về thuế.
- Áp dụng thống nhất mức thuế suất đối với hàng hóa có cùng bản chất, cấu tạo, công dụng, có tính năng kỹ thuật tương tự; thuế suất thuế nhập khẩu giảm dần từ thành phẩm đến nguyên liệu thô; thuế suất thuế xuất khẩu tăng dần từ thành phẩm đến nguyên liệu thô.
Bên cạnh đó, thẩm quyền ban hành biểu thuế, thuế suất được quy định tại Điều 11 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 như sau:
- Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất thuế xuất khẩu đối với từng nhóm hàng chịu thuế ban hành kèm theo Luật này, Biểu thuế ưu đãi cam kết tại Nghị định thư gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã được Quốc hội phê chuẩn và các Điều ước quốc tế khác mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để ban hành:
+ Biểu thuế xuất khẩu; Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi;
+ Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi; Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt;
+ Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
- Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất thuế xuất khẩu đối với từng nhóm hàng chịu thuế ban hành kèm theo Luật này.
- Thẩm quyền áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ thực hiện theo quy định tại Chương 3 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016.
Bạn muốn tra cứu nợ thuế xem hiện công ty bạn hoặc đối tác có nợ đọng thuế xuất nhập khẩu, hay thuế VAT hay không?
Việc này cũng khá đơn giản thôi. Bạn chỉ cần có hai thông tin dưới đây:
Nếu bạn tra cứu cho công ty mình thì những thông tin này là có sẵn: mã số thuế công ty và Số Chứng minh thư của Sếp.
Nhưng trường hợp nếu bạn là công ty forwarder, muốn tra cứu nợ thuế xuất nhập khẩu cho khách hàng, thì sẽ vướng thông tin thứ hai. Không phải lúc nào cũng có sẵn số CMND của lãnh đạo công ty khách hàng. Tất nhiên hỏi thì cũng được, nhưng nhiều khi không tiện lắm.
Vậy làm thế nào để tìm số Chứng minh thư của giám đốc doanh nghiệp?
Có cách, theo nguyên tắc "cái gì không biết lại tra Google (hoặc web khác)". Chỉ cần có mã số thuế, bạn vào tra cứu tại một trong các web sau:
Tôi đưa tên cả hai web trên, phòng khi một cái bị hỏng. Nhập mã số thuế rồi Enter, sẽ ra số Chứng minh nhân dân. Bạn cũng sẽ thấy nhiều thông tin khác của doanh nghiệp: ngày bắt đầu hoạt động, số lao động, địa chỉ nhận thông báo thuế …
Và khi đã có đủ thông tin mã số thuế & số CMND, bạn tra cứu nợ thuế trong một trong các trang sau:
Nhập thông tin Mã Doanh nghiệp và Số Chứng minh thư (CMT), cùng với dãy số kiểm tra theo hình có sẵn, rồi Enter. Kết quả sẽ ra những loại thuế nợ trong hạn, nợ quá hạn, hay nợ cưỡng chế (nếu có). Có đánh dấu màu sắc xanh, vàng, đỏ và chú thích đi kèm để bạn tiện tra cứu, như hình dưới đây.
Theo kết quả tra cứu, nếu thấy có nợ quá hạn (màu vàng, tím, đỏ), bạn nên báo cáo với lãnh đạo hoặc thông báo cho khách hàng (nếu bạn làm dịch vụ hải quan) giải quyết số nợ thuế. Nếu không giải quyết kịp thời nợ thuế quá hạn, rất có thể sẽ bị xử phạt hành chính hoặc gây chậm trễ trong việc làm thủ tục hải quan cho lô hàng xuất nhập khẩu tiếp theo.
Trên đây tôi đã trình bày về một số vấn đề liên quan đến cách tra nợ thuế xuất nhập khẩu, cũng như cách tính và những loại thuế liên quan.
Chúc bạn gặp thuận lợi trong việc tra cứu, tính & nộp thuế, cũng như trong thủ tục hải quan.
Nếu bạn tìm thấy thông tin hữu ích trong bài viết này thì nhấp Like & Share để bạn bè cùng đọc nhé. Cám ơn bạn!
Chuyển từ Tra cứu nợ thuế về Thủ tục hải quan