Câu trả lời là đáp án B: Nhật Bản trong lịch sử chưa từng bị người châu Âu biến thành thuộc địa nhờ kết hợp khéo léo giữa quân sự, giao thương, ngoại giao và khoảng cách. Đứng trước sự đe doạ của các nước phương Tây, chính quyền phong kiến Nhật Bản khi đó cũng ý thức được rằng muốn bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, dân tộc thì phải cải cách. Vì vậy, công cuộc Minh Trị Duy Tân (còn gọi là Cải cách Minh Trị hoặc Cách mạng Minh Trị) diễn ra. Từ năm 1868 đến 1912, công cuộc này bao gồm một chuỗi sự kiện cải cách, dẫn đến những thay đổi to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội, đưa Nhật Bản phong kiến thành một nước hùng mạnh. Nhật Bản không những xoay xở được để chống lại sự đô hộ của châu Âu mà còn thiết lập được sự hiện diện mạnh mẽ ở Đài Loan, Hàn Quốc và miền nam Sakhalin.
Câu trả lời là đáp án B: Nhật Bản trong lịch sử chưa từng bị người châu Âu biến thành thuộc địa nhờ kết hợp khéo léo giữa quân sự, giao thương, ngoại giao và khoảng cách. Đứng trước sự đe doạ của các nước phương Tây, chính quyền phong kiến Nhật Bản khi đó cũng ý thức được rằng muốn bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, dân tộc thì phải cải cách. Vì vậy, công cuộc Minh Trị Duy Tân (còn gọi là Cải cách Minh Trị hoặc Cách mạng Minh Trị) diễn ra. Từ năm 1868 đến 1912, công cuộc này bao gồm một chuỗi sự kiện cải cách, dẫn đến những thay đổi to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội, đưa Nhật Bản phong kiến thành một nước hùng mạnh. Nhật Bản không những xoay xở được để chống lại sự đô hộ của châu Âu mà còn thiết lập được sự hiện diện mạnh mẽ ở Đài Loan, Hàn Quốc và miền nam Sakhalin.
Có ba từ xưng hô thường dùng khi gọi một người, đó là “Chan”, “Kun” và “San”.
– Cách sử dụng “Chan”: Nó được sử dụng kèm theo tên của một bé gái cho đến độ tuổi các lớp thấp ở bậc tiểu học, hoặc bé trai trước khi bước vào tiểu học. “Chan” còn có cảm giác là một đứa trẻ dễ thương. Và thường thì nó được dùng thêm vào sau tên.
– Cách sử dụng “Kun”: Dùng cho những người nam còn trẻ hơn mình. Thông thường thì không sử dụng cho nữ. Về từ “Kun” có hai cách sử dụng như sau:
Họ + Kun với học sinh cấp 2 trở lên
– Cách sử dụng “San”: Khi gọi cấp trên, người lớn tuổi hơn hoặc người lớn đã học xong hay những người không thân quen,… không phân biệt nam nữ. Từ “San” thường được thêm vào sau họ.
Khi du học Nhật Bản, quen biết bạn bè bằng vai phải lứa các bạn có thể sử dụng cách gọi này. Người Nhật khi gọi người có địa vị xã hội , người gia đình hoặc người ngoài tương đương với mình, hoặc người bạn thân, thì cũng có trường hợp gọi một cách không kính cẩn mà chỉ gọi bằng họ. Cách gọi không kính cẩn như thế này gọi là gọi tròng, tốt hơn hết là hạn chế dùng.
Trong gia đình, cha mẹ gọi con cái, thường gọi tròng bằng tên. Khi con cái gọi bố mẹ: Gọi bố là otosan, gọi mẹ là okasan
Du học Nhật Bản – cách xưng hô trong gia đình
Trong cơ quan, thế giới làm việc như trong công ty hoặc doanh nghiệp thông thường thì không phân biệt trên dưới, nam nữ, khi gọi thì thường thêm “san” vào sau họ
Tuy nhiên khi gọi người có chức vụ mà muốn thể hiện địa vị theo nghề nghiệp, cũng có thói quen chỉ gọi chức vụ. Chẳng hạn trường hợp gọi giám đốc, trưởng phòng, trưởng nhà máy,trưởng khối,… không gọi bằng họ mà bằng chức vụ
Trong xã hội Nhật bản, lúc nào cũng phải ý thức quan hệ giữa người nói và người nghe. Vì vậy sử dụng ngôn từ nên rất phức tạp. Nếu dùng sai, sẽ trở thành bất lịch sự, và gây khó chịu cho đối tượng. Do đó du học Nhật Bản các ban du học sinh nên cẩn thận. Trong bất kỳ trường hợp nào các bạn cũng nên sử dụng cách gọi “họ + San” là tốt hơn
Tiền là "money", ai học tiếng Anh cũng biết vậy, nhưng "tiền chùa", tiền thách cưới hay tiền phạt vi phạm giao thông sẽ được nói thế nào?
Tiền mặt tiếng Anh là "cash", bao gồm tiền giấy "paper money" và tiền xu "coin". "Tiền giấy" ở các quốc gia khác nhau có thể có tên gọi khác nhau như "notes" (Anh) và "bill" (Mỹ). Ví dụ, tờ $10 gọi là "a $10 bill".
Hồi được học bổng thạc sĩ ở Mỹ, tôi nhận được ba khoản chính là "tuition fee", "airfare" và "allowance". Đây cũng là 3 loại "tiền" khác nhau, gọi là: học phí, vé máy bay, và tiền ăn ở hàng tháng.
Trong kinh tế học, tiền của các nước gọi là "currency" (dịch tiếng Việt là "tiền tệ"). Tiền dùng để "đẻ ra tiền" gọi là tư bản - "capital". Tư bản này tạo ra tiền lãi, có tên gọi riêng là "yield". Còn khi tiền được mang đi đầu tư, nó có cái tên mỹ miều là "investment", lợi nhuận từ đầu tư thì người ta gọi là "return". Dân kinh tế học về tỷ suất đầu tư ROI - viết tắt của "return on investment". Số tiền tuyệt đối mà người kinh doanh thu về sau khi trừ vốn (capital) thì gọi là "profits" - lợi nhuận.
Nói đến đầu tư, người ta thường nghĩ đến tiền của một doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài, gọi là "FDI" - Foreign Direct Investment (vốn đầu tư nước ngoài). Ngoài ra, các nước phát triển có thể hỗ trợ nước đang phát triển "tiền" để phát triển, tiền này gọi là ODA - Official Development Assistance (Vốn hỗ trợ phát triển chính thức). Nếu một chính phủ hỗ trợ cho ngành nghề cần ưu tiên, ví dụ trợ cấp nông nghiệp, tiền trợ cấp này gọi là "subsidy".
Tiền ảo, hay tiền điện tử được gọi là "cryptocurrency", gọi tắt là "crypto". Và từ "tài chính" - "finance" thật ra cũng có nghĩa là tiền. Cụm "have a good finance" có nghĩa là tài chính ổn định.
Tiền có được khi mình đi vay ngân hàng thì gọi là "loan" (phát âm là /loʊn/). Nhưng khi vay nợ người thân thì nó là "debt". Còn khi bạn có tiền gửi ngân hàng, tiền đó gọi là "bank deposit" - tiền gửi ngân hàng. Tiền lãi bạn nhận được thì gọi là "interest" - từ này có 2 âm tiết /ˈɪn- trɪst/, nghe hơi giống "in-tris".
Khi bạn đi làm, số tiền bạn kiếm được gọi là "income" (thu nhập). Tiền lương nhận theo tháng được gọi là "salary" (hoặc monthly income), còn lương theo tuần là "wage" (hoặc weekly income). Khi kiếm được nhiều tiền, bạn phải trả thuế, tiền này gọi là "tax". Và khi về già, bạn nhận được tiền lương hưu, gọi là "pension".
Tiền dùng để hỗ trợ ai đó khó khăn thì gọi là "aid". Còn khi bạn dùng tiền cho từ thiện (charity) thì tiền đó gọi là "donation". Ngày tết hay ngày rằm, bạn đi chùa và muốn "cúng dường" thì tiền đó gọi là "offering".
Khi đi đám cưới, bạn có thể mừng phong bì. Tiền mừng cưới tiếng Anh là "wedding monetary gift" (vì bản chất nó là món quà cưới), hoặc đơn giản là "a wedding gift". Nếu "lười", bạn có thể nói "wedding money", nhưng nghe mất hẳn lãng mạn đi.
Ở một số vùng, chú rể phải mang đến nhà cô dâu một khoản tiền trước khi cưới, gọi là "tiền thách cưới" - tiếng Anh là "dowry".
Còn tiền phúng viếng thì không dùng từ "funeral money" (tiền đám ma), mà có một từ chính xác hơn nhiều là "condolence money" - "tiền chia buồn". Còn nếu bạn vi phạm luật giao thông và bị phạt thì tiền đó gọi là "fine". Khi bọn bắt cóc đòi tiền chuộc, tiền chuộc gọi là "ransom".
Tiền để mua một đơn vị hàng hóa, dịch vụ thì gọi là "price". Tiền bạn được giảm khi mua hàng gọi là "discount". Nếu bạn mua hàng xong, người bán hoàn lại tiền mặt cho bạn, tiền mặt đó được gọi là "rebate". Khi mua đất, mùa nhà, mua xe, nếu bạn trả tiền một cục thì gọi là "lump sum", còn nếu trả thành nhiều lần thì tiền đó gọi là "installments". Nhưng nếu bạn ưng rồi mà chưa ký hợp đồng, sau đó đổi ý và có thể mất tiền đặt cọc, tiền này gọi là "deposit".
Ở Việt Nam, một số người hay nhắc tới "tiền chùa". Từ này có tiếng lóng (slang) tương ứng trong tiếng Anh là OPM - viết tắt của "Other People's Money" - tiền của người khác.
Chuyên gia đào tạo nghe nói và phát âm tiếng Anh
TPO - TS Vũ Thu Hương, nhà nghiên cứu giáo dục độc lập cho rằng gọi học trò là con trong trường học chẳng có gì là sai.
Có nên gọi học trò là các con? Mới đây, câu hỏi này được “xới” lên bởi các học giả có tiếng. Họ đưa ra lí lẽ để khẳng định không nên gọi học trò bằng con, bởi không ích lợi về nhiều mặt, trước hết và trên hết, không tốt cho trò.
PGS-TS Phạm Văn Tình, Tổng thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam cho rằng, “Vấn đề được nêu lên từ lâu rồi. Cách đây gần hai chục năm giới ngôn ngữ học đã bàn đến các cặp xưng hô phù hợp trong nhà trường”.
GS Trần Đình Sử chính là một trong những người “châm ngòi” cho cuộc tranh luận: Có nên gọi học trò là các con, trên facebook hiện nay.
TS. Nguyễn Đức Mậu, Viện Văn học Việt Nam hưởng ứng nhiệt tình, anh đăng dòng trạng thái: “Cực lực phản đối gọi học sinh bằng con”. Trước thái độ của các giáo sư, tiến sỹ, dư luận “nóng” lên.
Về vấn đề này, TS Vũ Thu Hương, nhà nghiên cứu giáo dục độc lập cho rằng, cách xưng hô như vậy có gì là sai.
Ông giáo già như bố tôi 84 tuổi rồi, học sinh hay sinh viên còn bé hơn cả cháu của cụ thì gọi cụ xưng "em" có được không? Giờ ông vẫn đi dạy thì thử hỏi 84 tuổi xưng "em" với học sinh có … nghe nổi không”- TS Hương nêu vấn đề.
TS Hương cho rằng, ngoài trừ học sinh hệ THPT và sinh viên đại học nếu giáo viên trẻ, giáo viên chênh lệch ít tuổi thì khó xưng kiểu như vậy. Tuy nhiên, nếu học sinh lớp 6,7 chẳng hạn, số tuổi giáo viên hơn học sinh cả 10-15 tuổi rồi thì chả nhẽ không xưng con được sao?
TS Hương cho rằng, ở đại học thì dù phong trào ở phổ thông gọi thế nào nhưng sinh viên vẫn gọi thầy/ cô, xưng "em" và không thấy xưng "con" bao giờ.
“Gọi thầy/cô xưng con để bọn trẻ có sự tôn trọng với người giáo dục mình, điều đó có gì là sai”- TS Hương nêu quan điểm.
Cô Đỗ Thị Dung, giáo viên trường THCS Dương Liễu, Hà Nội cho rằng, việc thầy/cô xưng "con" với học sinh là bình thường nếu học sinh còn ở các lớp nhỏ.
Cô Dung chỉ ra, ở lớp cô dạy lớp 6 thì học sinh rất thích xưng con và nói một cách tự nhiên vì chính học sinh cảm thấy có tình cảm với thầy cô giáo của mình. Nhưng đến bắt đầu lên lớp 7 thì rất ít hoặc không có cách xưng hô này nữa.
Cô Dung nói: Tôi vẫn gọi các trò của mình là các con. Bởi, ở các cấp dưới các trò đã quen được gọi như vậy. Khi học sinh lên lớp 6, mới vào trường, vẫn quen cách gọi cũ thì thầy cô gọi “con” để tạo sự thân mật, gần gũi.
“Thực tế, giáo viên và học sinh đến thời điểm nào đó nếu cảm thấy không phù hợp nữa thì sẽ không xưng hô như vậy nữa”- cô Dung nêu quan điểm.
Tại sao lại ấm ức vì việc gọi thế?
TS Vũ Thu Hương cho rằng, kể cả học lớp 10,11 rồi nhưng chỉ cần có số năm công tác từ 5 năm trở lên thì việc xưng "con" với học sinh không có gì là sai cả. Vậy tại sao lại ấm ức vì việc gọi thế.
“Người ta nói cần trọng thầy mới có thể có chữ. Tại sao lại không giữ cách xưng hô trọng lễ nghĩa đó mà phải bẽ chữ, bẻ nghĩa ra”- TS Hương nhấn mạnh.
TS Hương cho rằng, việc gọi cách xưng hô chỉ là “công cụ dạy đạo đức cho trẻ, sao lại tìm cách chặt bớt đi là sao”.
Cô Đỗ Thị Dung cho rằng, bản thân không cần chỉ ra cách xưng hô nên phải thế nào. Thực tế, chính học sinh đến độ tuổi nào đó sẽ bỏ cách xưng hô "con-cô/ thầy" vì xưng hô không còn thoải mái nữa: “Có trường hợp học sinh lớp 8,9 sau khi xưng "con"với cô đã bị bạn bè tẩy chay và nói học sinh đó là đồ điêu vì với các học sinh khác, họ không ai gọi cô thầy như thế nữa, trừ khi muốn nịnh thầy cô”- Cô Dung nói.