Trên thực tế cho thấy HĐLĐ như một văn bản pháp lý xác thực nhất trong quan hệ lao động. Do đó, khi thỏa thuận, ký kết HĐLĐ các bên cần xem xét kỹ lưỡng để có thể bảo vệ tối đa lợi ích của bản thân. Trong bài viết này, Hãng Kiểm toán ES sẽ giúp cho quý khách hàng quan tâm hiểu rõ hơn về những quy định mới nhất về ký HĐLĐ dưới đây:
Trên thực tế cho thấy HĐLĐ như một văn bản pháp lý xác thực nhất trong quan hệ lao động. Do đó, khi thỏa thuận, ký kết HĐLĐ các bên cần xem xét kỹ lưỡng để có thể bảo vệ tối đa lợi ích của bản thân. Trong bài viết này, Hãng Kiểm toán ES sẽ giúp cho quý khách hàng quan tâm hiểu rõ hơn về những quy định mới nhất về ký HĐLĐ dưới đây:
Căn cứ vào khoản 2 và khoản 3 Bộ luật lao động 2012 có quy định như sau:
2. Khi HĐLĐ quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày HĐLĐ hết hạn, hai bên phải ký kết HĐLĐ mới; nếu không ký kết HĐLĐ mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn và hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trở thành HĐLĐ xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.
Trường hợp hai bên ký kết HĐLĐ mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết HĐLĐ không xác định thời hạn.
3. Không được giao kết HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác.
Giao kết HĐLĐ được hiểu là sự thương lượng, thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động để thống nhất và xác lập các điều khoản của HĐLĐ. Căn cứ vào điều 17 Bộ luật lao động 2012 quy định về nguyên tắc giao kết hợp đồng như sau:
“1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
2. Tự do giao kết HĐLĐ nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.”
Để giúp cho người lao động được đảm bảo được quyền lợi của mình khi tham gia làm việc tại các cơ sở, doanh nghiệp, đồng thời còn tạo nên sự ổn định trong quá trình làm việc cho người lao động thì NLĐ và NSDLĐ cần lưu ý một số vấn đề sau khi ký kết HĐLĐ:
Lương chính thức khi ký HĐLĐ không được thấp hơn lương tối thiểu vùng
Theo điều 3 của Nghị định 90/2019/NĐ-CP thì mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo HĐLĐ được áp dụng từ ngày 01/01/2020 như sau:
“1.Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau:
a) Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với DN hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
b) Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với DN hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
c) Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với DN hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
d) Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với DN hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.
2. Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh. Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.”
Nếu lương chính thức khi ký HĐLĐ thấp hơn lương tối thiểu vùng thì sẽ bị phạt theo quy định tại khoản 10 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP.
Căn cứ theo Bộ luật lao động quy định về ngày nghỉ lễ, nghỉ phép thì 1 năm người lao động có 10 ngày nghỉ lễ, Tết và 12 ngày phép.
Những ngày này mặc dù không đi làm, người lao động vẫn được hưởng nguyên lương.
Căn cứ theo điều 20 và điều 183 Bộ luật lao động 2012 quy định như sau:
Điều 20. Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động
“1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.”
Điều 183. Những hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động
“1. Ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lực đối với lao động là người giúp việc gia đình.
2. Giao việc cho người giúp việc gia đình không theo hợp đồng lao động.
3.Giữ giấy tờ tùy thân của người lao động.”
- Vậy người sử dụng lao động không được giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
- Nếu vi phạm bị phạt từ 20 – 25 triệu đồng, đồng thời phải trả lại bản chính các giấy tờ này cho người lao động ( căn cứ theo điều 5 nghị định 59/2013/NĐ-CP).
Căn cứ theo điều 97 Bộ luật lao động 2012 quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm quy định:
“1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày”
Nếu người sử dụng lao động không trả lương không đúng mức này bị phạt tiền từ 5 – 50 triệu đồng.
Việc tham gia quan hệ lao động mà có ký kết HĐLĐ, đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật lao động, trong đó có vấn đề tham gia bảo hiểm xã hôi của người lao động, là một bảo đảm rất lớn cho quyền và lợi ích chính đáng của người lao động, là cơ sở pháp lý cho việc giải quyết quyền lợi của người lao động khi chấm dứt HĐLĐ, hoặc xảy ra các sự kiện pháp lý mà người lao động được hưởng những quyền lợi rất định theo quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:
- Không vô cớ bị đuổi việc: Nếu bạn có ký HĐLĐ, dù là loại HĐ nào đi chăng nữa thì khi muốn đơn phương chấm dứt HĐ, NSDLĐ phải nêu ra được một trong những lý do theo quy định tại Điều 28 Bộ luật Lao động 2012. Và khi NSDLĐ có đưa ra lý do cho bạn nghỉ thì phải đảm bảo thời hạn báo trước, nếu không, bạn có thể khởi kiện đòi bồi thường dựa trên Điều 42 Bộ luật Lao động 2012.
- Khi có HĐLĐ, NDSLĐ sẽ không dám trả tiền bạn chậm trễ. Bởi lẽ, khi NSDLĐ trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 24 Nghị định 05/2015/NĐ-CP. Đồng thời, nếu trong HĐLĐ có thỏa thuận về việc tăng lương, thưởng thì NSDLĐ phải thực hiện đúng.
- Có những ưu đãi riêng cho lao động nữ: Chế độ thai sản, những ngành nghề lao động nữ không được làm…là những quy định bảo vệ cho lao động nữ theo quy đinh tại Chương X Bộ luật Lao động 2012.
- Được hưởng trợ cấp thôi việc, mất việc;
- Lợi ích của việc tham gia bảo hiểm xã hội: Tạo ra rất nhiều quyền lợi cho người lao động, mà quyền lợi dễ thấy nhất và gần gũi nhất với người lao động đó là khi có một sự kiện pháp lý xảy đến với người lao động (như mang thai đối với lao động nữ, tai nạn lao động, ốm đau, nghỉ hưu, chết, thất nghiệp) thì người lao động được nhận tiền bảo hiểm xã hội hay còn gọi là trợ cấp, được tính dựa trên thời gian tham bảo hiểm xã hội.
- Được đình công: Theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động 2012, NLĐ được đình công khi quyền lợi của mình bị xâm phạm. Tuy nhiên, cần lưu ý kỹ thủ tục đình công để không gánh chịu rủi ro pháp lý theo quy định tại Mục 3, 4 Chương XIV của Bộ luật Lao động 2012.