TS. Dương Thị Thùy Vân, Giám đốc Trung tâm công nghệ thông tin ứng dụng, Đại học Tôn Đức Thắng là một giảng viên trẻ, từng nhận được nhiều giải thưởng khoa học trong và ngoài nước.
TS. Dương Thị Thùy Vân, Giám đốc Trung tâm công nghệ thông tin ứng dụng, Đại học Tôn Đức Thắng là một giảng viên trẻ, từng nhận được nhiều giải thưởng khoa học trong và ngoài nước.
Từ năm 2019, TS Linh đã trở thành một thành viên quan trọng của Viện Nha khoa Eastman, Đại học College London (UCL) với vai trò giảng viên ngành Vật liệu sinh học. Với một phạm vi nghiên cứu rộng lớn, từ vật liệu sinh học cho tái tạo mô, hệ thống phân phối thuốc đến polymer phản ứng nhiệt, Tiến sĩ Linh đã có những đóng góp đáng kể vào lĩnh vực khoa học vật liệu. Các dự án của chị tập trung vào việc phát triển các công nghệ mới để tái tạo xương và da, mở ra những triển vọng mới cho ngành y học. Song song với công việc nghiên cứu, cô còn tích cực tham gia vào các hoạt động giảng dạy và cộng đồng, đóng góp vào việc đào tạo thế hệ các nhà khoa học trẻ. Từ năm 2021-2023, cô đóng vai trò cố vấn và lãnh đạo cộng đồng, chủ tịch Viện Hàn lâm trẻ Việt Nam (Vietnam Young Academy).
Không chỉ là một nhà nghiên cứu tài năng, đây còn là một doanh nhân đầy nhiệt huyết. Cô là nhà sáng lập của SmileScaff, một công ty khởi nghiệp tập trung vào việc phát triển và thương mại hóa các công nghệ vật liệu sinh học tiên tiến. Với sứ mệnh tăng tốc quá trình chữa lành vết thương và tái tạo mô, SmileScaff đã kết hợp thành công các nghiên cứu khoa học với các ứng dụng thực tế trong lĩnh vực y tế, hứa hẹn mang đến những đột phá mới cho ngành công nghệ sinh học.
Bà Hoàng Thị Nga sinh năm 1903, trong một gia đình gia thế ở làng Đông Ngạc, tổng Minh Cảo, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Cầu Đơ (nay là phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Tiên tổ bà là ông Hoàng Nguyễn Thự, đỗ Tiến sĩ đệ tam giáp khoa Đinh Mùi (1787). Thân phụ bà là ông Hoàng Huân Trung, Cử nhân Khoa Quý Mão (1903), sau làm đến Tri phủ Phú Thọ, trí sĩ với hàm Tổng đốc, Hội trưởng Hội Khai trí Tiến đức, dân gian gọi là Cụ Thượng Hoàng.
Anh em của bà cũng có nhiều người là người tri thức, chẳng hạn như ông Hoàng Cơ Nghị, cử nhân khoa Vật Lý học, giáo sư Trường trung học Bảo hộ.
Chân dung bà Hoàng Thị Nga - Tiến sĩ đầu tiên của Việt Nam.
Thuở nhỏ, bà Nga học tại trường nữ sinh tiểu học Pháp-Việt Ecole Brieux (địa chỉ cũ ở số 51 và 53 phố Jules Ferry, còn gọi là phố Hàng Trống, sau chuyển về số 29 phố Takou, còn gọi là phố Hàng Cót, nay là trường THCS Thanh Quan) tại Hà Nội. Sau đó bà học tại trường Sư phạm nữ sinh người Việt (École Normale des Institutrices annamites, nay là trường THCS Trưng Vương) ở phố Hàng Bài (tên chính thức là Đại lộ Đồng Khánh).
Sau khi tốt nghiệp trường Sư phạm, bà dạy học ở Đáp Cầu (Bắc Ninh) một thời gian. Sau đó, bà theo học tại trường Cao đẳng Sư phạm (École Supérieure de Pédagogie). Tháng 8/1928, bà theo học tại khoa Khoa học (Faculté des sciences) thuộc Đại học Paris (nay là Đại học Sorbonne). Năm 1931, bà lấy được bằng Cử nhân.
Ngày 19/3/1935, bà bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Khoa học vật lý (Docteur ès sciences physiques) với nhan đề "Tính chất quang điện của các chất hữu cơ" (Propriétés photovoltaïques des substances organiques). Bà cũng trở thành người phụ nữ Việt Nam đầu tiên đạt được học vị Tiến sĩ khoa học.
Trang bìa luận án Tiến sĩ của bà Hoàng Thị Nga.
Ngày 1/7/1935, tờ Tạp chí Khoa học số 97 ra một bài viết về bà Nga với tựa đề: "Thật là vẻ vang cho đàn bà nước Nam: Cô Hoàng Thị Nga mới đỗ tiến sỹ về khoa vật lý học". Nói về bài luận của bà Nga, tờ báo này viết: "Hội đồng, sau khi nghe bài luận thuyết của cô, đồng thanh ngợi khen cô và nhận cho cô được lấy bằng tiến sĩ vào ưu hạng.
Cô lại còn được khen về phương diện sư phạm nữa. Công chúng đến xem kỳ thi ấy đều tâm phục cái tài khoa học của một cô gái Việt Nam. Cô Hoàng Thị Nga lấy được bằng tiến sỹ khoa học trước nhất ở nước Nam này, thật cô đã làm vẻ vang cho nhà, cho nước, nhất là cho phái nữ lưu, cho các trường cô tòng học, cho các giáo sư đã luyện tập cho cô được thành tài, như ông Petelot, Bernard".
Bài báo về bà Hoàng Thị Nga trên tờ Tạp chí Khoa học số 97 ngày 1/7/1935.
Cách đây nhiều năm, trên tạp chí Xây dựng Đảng, GS Hoàng Xuân Sính (chủ tịch hội đồng quản trị Trường ĐH Thăng Long) cũng đã nhắc đến TS Hoàng Thị Nga. Ông cho biết: "Người phụ nữ đầu tiên đỗ tiến sĩ tây học là bà Hoàng Thị Nga, tiến sĩ Vật lý - một ngành học khó với phụ nữ. Bà được Toàn quyền Pháp Đờ-cu, đại diện chính quyền Pháp ở Đông Dương tiếp lúc mới từ Pháp về sau khi đỗ tiến sĩ.
Hồi đó nam giới người nào được tiếp xúc với Hoàng Thị Nga đều lấy làm vinh hạnh và cũng phải chuẩn bị trước lời ăn, tiếng nói để không hở ra những câu kém tri thức làm hổ thẹn đấng mày râu! Ngoài một số ít ỏi phụ nữ có bằng cấp ra, ta còn có một số những nữ văn sĩ và thi sĩ được biết trong văn học. Trí thức nữ thời đó cũng chỉ có vậy, không nhiều hơn thời phong kiến là bao".
Theo một số nguồn tài liệu, bà Hoàng Thị Nga từng là Hiệu trưởng đầu tiên của trường Đại học Khoa học (một số nguồn là trường Cao đẳng Khoa học). Bà giữ chức vụ trong một thời gian ngắn, sau đó quay về Pháp sinh sống. Tuy nhiên, không rõ vì lý do nào mà tên tuổi TS Hoàng Thị Nga mất hút hoàn toàn trong lịch sử giáo dục ĐH Việt Nam.
Tất nhiên con đường công danh chỉ dành cho các bậc nam tử. Thế mà vẫn có trường hợp đặc biệt, vị nữ nho sinh Nguyễn Thị Duệ cải nam trang thi đậu tiến sĩ và làm quan đến Hàn Lâm viện thời vua Mạc Mậu Hợp.
Triều Mạc (1527-1592) từ Mạc Đăng Dung đến Mạc Mậu Hợp tồn tại 65 năm, rất quan tâm việc khoa cử để chọn nhân tài, cứ 3 năm (trước đó 6 năm) mở khoa thi, triệu tập sĩ tử tham dự. Việc cải nam trang đi học, đi thi và đắc cử của Nguyễn Thị Duệ, sách Lịch triều tạp ký và Quốc triều khoa bảng lục đều chép rõ Nguyễn Thị Duệ vốn phận gái, người làng Kiệt Đạt, huyện Chí Linh, trấn Hải Dương (Hải Dương quê gốc nhà Mạc), gia thế thuộc trung nông và đặc biệt không có truyền thống khoa bảng. Năm lên 10 tuổi, Duệ đã đọc được sách thánh hiền, văn hay, chữ tốt nổi tiếng trong vùng. Là phận gái mà thông tuệ khác thường, am hiểu tứ thư, ngũ kinh, có chí lớn như bậc nam tử. Duệ xin cha mẹ cải nam trang, đổi tên thành Nguyễn Văn Du sang làng khác học, thầy đồ cùng các bạn không ai hay biết. Học xong ở làng, Nguyễn Văn Du lên theo học thầy Nguyễn Nhân An, người từng đậu tiến sĩ, làm quan đến Tả Thị Lang đời vua Phúc Nguyên, văn tài của Du được các bạn đồng môn kính nể. Có thể kể đến bài Phú Triệu Vương (Triệu Thị Trinh) về phụ nữ nước Nam đánh giặc, trong đó có câu khẳng khái:
- Trông bành voi, Ngô cũng lắc đầu, sợ uy lệ Hải Bà Vương những muốn bon chân về Bắc quốc.
- Ngồi yên ngựa, khách còn hoài cổ, tưởng gặp Lạc Hồng nữ tướng, càng thêm thẹn mặt đấng nam nhi.
Qua đó, cũng đủ thấy hùng văn của một khí phách lớn, chứng tỏ hơn người của kẻ văn nhân sĩ tử được tôi luyện nơi cửa Khổng, sân Trình. Nếu không là người thông hiểu kinh sử, sớm nuôi chí lớn thì làm sao có khẩu khí đến thế?!
Năm 1585, Nguyễn Thị Duệ (Du) đậu khoa thi Hương chọn cử nhân, tiếp tục đường công danh hoạn lộ. Năm 1586, niên hiệu Đoan Thái trong kỳ thi Hội ở Thăng Long, Nguyễn Thị Duệ (Du) đắc tuyển đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân cùng 18 người khoa bảng cả nước. Sau lễ xướng danh vinh quy, bái tổ, Nguyễn Văn Du được mời vào kinh sư sung Hàn Lâm viện Đại học sĩ. Tiếc thay, đến thời Mạc Mậu Hợp, vị vua cuối cùng họ Mạc bị Triết Vương Trịnh Tùng tiêu diệt, kết thúc 65 năm tồn tại của Bắc triều họ Mạc.
Rõ ràng việc học vấn, trí tuệ không phân biệt nam nữ, dù nữ giới vẫn chiếm đỉnh cao của trí thức. Cách nay trên 400 năm, cô gái Nguyễn Thị Duệ đã thành đạt trên trường khoa cử là chuyện hiếm có, độc đáo trong lịch sử khoa bảng Việt Nam.