Đại dương trên Trái đất chứa khoảng 3,5% thành phần là muối. Phần lớn lượng muối này bắt nguồn từ đất liền bao quanh chúng ta.
Đại dương trên Trái đất chứa khoảng 3,5% thành phần là muối. Phần lớn lượng muối này bắt nguồn từ đất liền bao quanh chúng ta.
Lịch sử nước mắm đã bắt nguồn từ hơn 2,000 năm trước. Vào thời kì La Mã, xuất hiện một loại gia vị đặc biệt gần giống nước mắm ngày nay, có tên là garum. Garum được tìm thấy đầu tiên ở Hy Lạp, trong những chiếc vò cổ trên các con tàu bị đắm. Sau đó, người ta dần phát hiện ra các xưởng sản xuất Garum cổ tại Ý, với qui mô lớn nhất là ở Pompeii. Ngày nay, các bình gốm đựng Garum vẫn được trưng bày trong bảo tàng ở thành phố Pompeii.
Các nhà khoa học đã phân tích vài mẫu garum cổ còn sót lại. Kết quả, các acid amin, chất mặn ngọt có trong Garum giống với các thành phần của nước mắm chúng ta đang ăn. Người La Mã dùng cá cơm, cá thu, cá ngừ,…bỏ xương và giữ nguyên nội tạng, ướp với muối trắng và thảo dược. Phơi cho hỗn hợp lên men, rồi ép lấy nước cốt, đó chính là Garum. Do sự quý hiếm của muối ở Châu Âu, nên một bình gốm Garum thời ấy có giá rất đắt, xấp xỉ 500USD thời nay.
Người La Mã Xưa sau khi đánh bắt xong, họ lọc bỏ xương cá và cho cá, máu cá, ruột cá tất cả vào trong nước muối, để Garum được thơm hơn họ cho thêm các loại rau mùi, Và họ đem nhũng bình gốm đụng Garum phơi dưới nắng qua nhiều ngày, để lên men dậy mùi. Khi cá rục, những người La Mã ép lấy nước cốt và sử dụng làm gia vị. Ban đầu người ta lên men garum bằng cách ủ các phần thừa như ruột cá, mang cá, vây cá… trong muối. Lúc đó, người ta cũng gọi Garum là liquamen nhưng từ Garum được dùng phổ biến hơn. Dần dà người La Mã lên men Garum với các loại cá mắc tiền hơn, từ chỉ ủ ruột cá, xương và vây cá thì họ chuyển sang ủ Garum bằng các mẻ cá nguyên con. Nguyên liệu càng xịn thì Garum càng đắt tiền, và thời ấy, người La Mã niêm yết đủ loại giá cho Garum như rượu bia bây giờ.
Thời đó, loại Garum ngon nhất chính là loại Garum được lên men từ cá thu tại thành phố Carthage (thành phố cổ tại Bắc Phi) và có tên là garum nigrum hay còn gọi là Garum đen. Những loại Garum được ủ bằng ruột cá, vây mang thừa thải sẽ giống như bia rẻ tiền thời nay, loại Garum rẻ tiền chủ yếu dành cho dân lao động hoặc nô lệ. Garum được lên men từ cá ngon, mực ngon sẽ đắt ngang rượu vang xịn. Nếu tính theo giá trị thời nay, một chai nước mắm ngon từ cá dành cho tầng lớp quý tộc thời ấy sẽ có giá xấp xỉ 500 USD thời nay. Với sự phát triển mạnh mẽ của Garum, đế chế La Mã đã đem Garum đi trao đổi buôn bán với các nước khác. Các nhà khảo cổ tin rằng nhờ giao dịch vận chuyển trên con đường tơ lụa mà garum đã đến với châu Á.
Nguồn gốc nước hoa từ Trung Đông và Ai Cập đã sớm lan đến Hy Lạp và La Mã, nơi nó được coi là một tác phẩm nghệ thuật hơn là biểu tượng quyền lực. Người Hy Lạp sử dụng nước hoa trong đời sống hàng ngày, và các thương gia Phoenicia đóng vai trò quan trọng trong việc đưa nước hoa từ Ai Cập đến Hy Lạp, biến nó thành một phần không thể thiếu trong văn hóa.
Nước hoa lan tỏa từ Hy Lạp, trở thành nghệ thuật tại La Mã cổ đại
Khi văn hóa Hy Lạp ảnh hưởng đến La Mã, người La Mã cũng nhanh chóng bị cuốn hút bởi hương thơm. Họ không chỉ sử dụng nước hoa trong nghi lễ tôn giáo mà còn lan rộng vào các sản phẩm làm đẹp, phòng tắm công cộng và đồ gia dụng. Các loại hương liệu phổ biến được chiết xuất từ hoa nhài, hoa hồng, và cây bách xù. La Mã cổ đại sản xuất nước hoa quy mô lớn, với nhà máy nước hoa có niên đại khoảng 1850 TCN, làm phong phú thêm di sản nước hoa của họ.
Sự xa hoa của nước hoa La Mã cổ đại
Người La Mã tiêu thụ nước hoa rất phung phí, mỗi năm nhập khoảng 2.800 tấn trầm hương và 550 tấn mộc dược cho các sản phẩm thơm. Tuy nhiên, sau khi La Mã suy tàn, nước hoa dần bị lãng quên ở châu Âu cho đến khi được phục hưng nhiều thế kỷ sau.
Nguồn gốc nước hoa ở Ả Rập có từ thời cổ đại, khi người Ả Rập khám phá ra đặc tính thơm của nhiều loại cây và nhựa thơm. Ảnh hưởng bởi văn hóa Ai Cập và Lưỡng Hà, họ bắt đầu sử dụng các loại dầu thơm trong các nghi lễ tôn giáo và trong cuộc sống hàng ngày. Bằng kỹ thuật chưng cất thủ công, người Ả Rập đã chiết xuất tinh hoa từ thiên nhiên, tạo nên những hương thơm quý giá, trở thành nền tảng cho ngành công nghiệp nước hoa sau này.
Sự phát triển nước hoa qua đời sống và văn hóa người Ả Rập
Người Ả Rập đã sử dụng các dụng cụ đơn giản như bình đất nung và ống tre để đun nóng các nguyên liệu thực vật, sau đó thu hồi hơi nước ngưng tụ chứa tinh dầu. Họ cũng biết cách pha trộn các loại tinh dầu với nhau để tạo ra những mùi hương phức hợp và độc đáo. Nước hoa không chỉ được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo mà còn trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người dân Ả Rập, thể hiện sự giàu có và địa vị xã hội.
Người Ba Tư cổ đại rất tinh tế và đam mê nước hoa, xem đây không chỉ là hương liệu mà còn là biểu tượng quyền lực và địa vị. Họ sáng tạo ra nước hoa không chứa dầu đầu tiên và ứng dụng cồn làm nền nhờ kỹ thuật chưng cất, tạo ra hương thơm tinh khiết và bền lâu – một bước đột phá quan trọng.
Trong xã hội Ba Tư, nước hoa là đặc quyền của tầng lớp quý tộc, đặc biệt là vua chúa, trong khi dân thường và người hầu không được phép sử dụng. Hình ảnh các vị vua như Darius và Xerxes cầm chai nước hoa đã trở thành biểu tượng quyền lực và sự xa hoa trong văn hóa Ba Tư.
Nhà khoa học Avicenna đã phát minh ra phương pháp dùng cồn thay vì tinh dầu, tạo nền tảng cho nước hoa hiện đại. Qua nhiều thế kỷ, nước hoa Ba Tư thống trị thị trường toàn cầu, truyền cảm hứng cho sự phát triển ngành nước hoa của nhiều nền văn hóa khác.
Tinh hoa nước hoa Ba Tư – Biểu tượng quyền lực quý tộc
Sau gần 50 năm bị lãng quên, nước mắm tĩn Phan Thiết đang đứng trước nguy cơ thất truyền. Tuy nhiên, bảo tàng Làng Chài Xưa vẫn còn đủ tư liệu và nghệ nhân để khôi phục lại hương vị nước mắm 300 năm ấy. Được kéo rút trực tiếp từ thùng lều gỗ chín chậm với cá cơm than to béo tươi và muối tinh khiết, nước mắm Tĩn ngày nay là loại nước mắm rin nguyên chất làm từ những giọt “nước mắm nhỉ nước đầu” quý giá hơn cả nước mắm nhỉ thông thường. Đặc trưng của nước mắm Tĩn là sự sánh đặc thịt cá, hậu vị dịu ngọt và hương vị thơm ngon đọng rất lâu trong cổ họng, mà chỉ cần ăn không với cơm trắng, cũng đủ ngon hơn nhiều sơn hào hải vị.
Đặc biệt, khi được đựng trong tĩn gốm, không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, nước mắm Tĩn sẽ được lên men lần 2, khiến hương vị càng thêm đậm đà.
Nước mắm Tĩn ngày nay sẽ là cầu nối cho những giá trị truyền thống từng bị đứt gãy của nước mắm Việt. Hơn thế, với sự ra đời của bảo tàng nước mắm Làng Chài Xưa, hi vọng gu nước mắm truyền thống sẽ trở lại và nước mắm sẽ được trân trọng như vật báu quốc gia, đầy tinh túy và rất riêng của người Việt.
Mua nước mắm rin trong Tĩn gốm của Phan Thiết tại đây: https://nuocmamtin.com/product/nuoc-mam-tin-nhan-xua/
Hoặc mua trực tiếp tại Tiki để được giao hàng tận nơi: https://tiki.vn/cua-hang/nuoc-mam-tin
Hoặc xem thêm đại lý của nước mắm Tĩn tại đây: https://nuocmamtin.com/dai-ly/
Xem thêm bài ý nghĩa họa tiết được vẽ trên tĩn nước mắm: https://nuocmamtin.com/y-nghiia-cac-hoa-tiet-tren-tin-nuoc-mam/
Từ những giọt tinh dầu thơm ngát đầu tiên chiết xuất từ thiên nhiên, nước hoa đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Mùi hương không chỉ đơn thuần là một loại hương liệu mà còn là biểu tượng của văn hóa và lịch sử. Vậy, nguồn gốc nước hoa bắt đầu từ đâu và trải qua những biến đổi như thế nào qua các thời kỳ? Hãy cùng KODO khám phá hành trình thú vị này.