Như vậy, dựa trên kinh nghiệm thực tiễn thì chúng tôi đã giải đáp xong có nên lấy chồng Hàn Quốc hay không.
Như vậy, dựa trên kinh nghiệm thực tiễn thì chúng tôi đã giải đáp xong có nên lấy chồng Hàn Quốc hay không.
Nhiều năm trước đây, thủ tục bảo lãnh định cư Hàn Quốc khá đơn giản. Sau khi kết hôn xong, người Hàn sẽ đứng ra bảo lãnh người Việt sang Hàn để sinh sống lâu dài. Người Việt chỉ cần nộp hồ sơ xin visa F6-1 là gần như đỗ visa.
Ngày nay, mọi thứ đã thay đổi rất nhiều. Để có thể xin visa sang Hàn Quốc định cư là việc không hề dễ dàng. Ngoài việc người Hàn Quốc phải chuẩn bị rất nhiều loại giấy tờ, từ những giấy tờ đơn giản về nhân thân cho tới giấy tờ chứng minh khả năng bảo lãnh. Và nếu không phải người có thu nhập tốt, khả năng bảo lãnh cũng không được đánh giá cao.
Thêm vào đó, quá trình xét duyệt hồ sơ, Sứ quán Hàn Quốc sẽ phỏng vấn người xin visa. Nội dung phỏng vấn sẽ tập trung làm sáng tỏ quan hệ yêu đương giữa người Việt và người Hàn, để đánh giá xem người Việt và người Hàn có đúng do yêu thương mà kết hôn hay không. Và tỷ lệ trượt phỏng vấn khi xin visa cũng rất cao, đặc biệt với những bạn không biết tiếng Hàn.
Kết hôn với người nước ngoài không khó như các bạn nghĩ.
Hiện nay việc kết hôn với người nước ngoài đã ngày càng phổ biến và an toàn hơn rất nhiều, hãy để chúng tôi là cầu nối giúp bạn có nhiều cơ hội hơn để tìm được hạnh phúc của mình qua việc tìm hiểu thêm những chàng trai nước ngoài đang mong muốn có một cô vợ Việt Nam nhé.
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Môi trường nước ngoài với nền kinh tế phát triển là lựa chọn của rất nhiều phụ nữ Việt, với mong muốn được xuất ngoại, đổi đời. Từ đó, những hội nhóm môi giới nở rộ nhằm đáp ứng nhu cầu này, trong số đó có những đất nước có đông đảo người quan tâm và lựa chọn như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc...
Nhiều người có nhu cầu lấy chồng hoặc vợ ngoại quốc nhưng không có điều kiện tiếp xúc với người nước ngoài và khả năng ngoại ngữ hạn chế thường tìm đến mai mối. Đây cũng là cơ hội cho các thành phần lừa đảo giả danh người môi giới để giăng bẫy.
Hiện nay, trên các trang mạng xã hội xuất hiện rất nhiều hội nhóm mai mối kết hôn “vượt biên giới” thu hút nhiều người tham gia. Quả thật, chỉ cần gõ cụm từ “mai mối lấy chồng ngoại” sẽ cho ra một loạt những hội nhóm với hàng chục nghìn thành viên như “Mai mối kết hôn Việt - Hàn”, “Mai mối kết hôn Hàn Quốc”, “Mai mối lấy chồng Hàn Quốc”, “Hội mai mối kết hôn Việt - Mỹ”... Tại các hội nhóm này, nhiều “ông mai”, “bà mối” hoạt động nhộn nhịp đăng bài tìm dâu, giới thiệu những người nước ngoài đang có nhu cầu tìm vợ ở Việt Nam.
Các hội, nhóm này thường xuyên cập nhật thông tin về các chàng rể nước ngoài, phần lớn là Hàn Quốc, Trung Quốc... tuổi cũng xấp xỉ 40-50 nhưng được tâng bốc lên mây, với công việc ổn định, nhà lầu, xe hơi, đầy đủ điều kiện như những đại gia thứ thiệt, nhưng lại không ghi rõ tên, nơi sinh sống, kèm theo tiêu chuẩn chọn vợ Việt. Còn chị em người Việt cũng thi nhau “thả thính”, làm quen, giới thiệu bản thân với những lời có cánh để tự tìm nửa kia của cuộc đời mình.
Nick H.N đăng tuyển bạn gái cho một chàng rể Trung Quốc với hình ảnh khá điển trai, profile (thông tin cá nhân) khủng: “Em tuyển bạn gái cho Trung Quốc xinh trai này ạ. Tên: Lý Cường Quốc, tuổi 32 (độc thân). Chiều cao: 180 cm. Cân nặng: 64 kg. Nghề nghiệp: Tổng giám đốc công ty. Thu nhập: 200 tr/tháng. Có nhà, sống ở TP Hồ Chí Minh”.
Chưa biết thực hư chú rể là người thế nào nhưng tiêu chuẩn chọn cô dâu của các chàng rể ngoại quốc cũng không hề khắt khe khiến chị em thi nhau vào ứng tuyển. Nick H.D đăng tuyển trong một hội nhóm mai mối: “Cần gấp dâu miền Nam miền Tây ạ. Yêu cầu: Dâu thật sự thiện chí, tuổi từ 19-32 tuổi. Nhận dâu độc thân, ly hôn, dâu có quá khứ, không yêu cầu ngoại hình. Giấy tờ thủ tục hợp pháp, miễn phí 100%. Rể trực tiếp bên em đưa về, không qua mối. Đám cưới theo phong tục truyền thống Việt Nam. Hỗ trợ ba mẹ dâu sang Trung Quốc dự đám cưới con gái. Sính lễ cao, mâm quả, album cưới miễn phí. Bên em chỉ nhận dâu thiện chí, dâu trực tiếp, mối lái đừng inbox mất thời gian nhau nhé”.
Từ các trang mạng này, phóng viên đã liên hệ với bà mối online có H.T theo lời quảng cáo tìm dâu cho rể Hàn Quốc. Người này cho biết, quy trình tuyển dâu Việt cho rể Hàn khá đơn giản không tốn bất kì chi phí nào. Ứng viên chỉ cần gửi ảnh, thông tin. Nếu cả hai bên đều ưng ý thì sẽ gọi video call trò truyện mỗi ngày, có thông dịch viên giúp hai bên gia đình hiểu nhau hơn. Nếu cả hai bên thấy có thể tiến xa hơn nữa thì rể sẽ về Việt Nam gặp mặt trực tiếp. Sau khi được tuyển, dâu trong thời gian chờ kết hôn sẽ học tiếng Hàn và chuẩn bị giấy tờ kết hôn để bay, trước đó sẽ làm lễ đính hôn và đám cưới truyền thống tại quê nhà cô dâu.
Còn với nhu cầu tuyển rể của chị em thì sẽ phải mất chi phí cho công ty môi giới. Theo một bà mối online, chỉ cần bỏ ra 2 triệu đồng là có thể xem mặt, làm quen với 3 đến 5 chàng rể Hàn Quốc. Công ty môi giới sẽ tổ chức cho các cô gái gặp trực tiếp các chàng trai Hàn Quốc ngay tại TP Hồ Chí Minh. Nếu hai bên đồng ý sẽ tổ chức ngay lễ đính hôn. Khi đó, cô dâu phải đặt cọc cho bà mối từ 10 đến 15 triệu đồng để làm các thủ tục kết hôn. Điều đáng nói, từ lúc gặp mặt đến đăng ký kết hôn chỉ diễn ra chóng vánh từ 4-5 ngày. Sau đó, các cô gái sẽ tham gia khóa học tiếng Hàn (từ 3-5 tháng) còn chú rể trở về nước đợi khi cô gái học xong sẽ quay lại đón.
Bẫy lừa từ những cuộc hôn nhân xuyên biên giới
Nhiều cô gái Việt mong muốn lấy được chồng ngoại quốc để đổi đời, sung sướng hay tìm kiếm tình yêu lãng mạn như trên phim ảnh. Đặc biệt là những phụ nữ trẻ người dân tộc thiểu số, sinh sống ở các địa bàn vùng núi, nông thôn có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, trình độ văn hóa, hiểu biết về pháp luật hạn chế thì nhu cầu lấy chồng ngoại càng cao.
Họ thường tìm hiểu qua mạng xã hội Zalo, Facebook, Wechat rồi tự nguyện kết hôn với người nước ngoài hoặc thông qua họ hàng, bạn bè đang sinh sống, lấy chồng ở nước ngoài giới thiệu, mai mối; vì mục đích kinh tế, muốn có cuộc sống nhàn hạ. Còn nhiều người đàn ông nước ngoài muốn lấy vợ Việt chủ yếu là người có độ tuổi ngoài 30 trở lên, sống ở các vùng nông thôn, có thu nhập thấp, công việc không ổn định, cơ bản là lao động phổ thông hoặc làm công nhân trong các nhà máy, phân xưởng không đủ khả năng kinh tế lấy vợ trong nước. Trong khi đó, nếu kết hôn với phụ nữ Việt thì chi phí thấp, thuận tiện đi lại, thủ tục đăng kí kết hôn dễ dàng.
Các cuộc hôn nhân qua mai mối này không xuất phát từ nền tảng của sự cảm thông, chia sẻ nên các cô gái thường nhận cái kết đắng hoặc vỡ mộng khi trở thành dâu xứ người, hoặc trở thành miếng mồi béo bở của những kẻ môi giới bất lương.
Chị H.N (Hải Dương) là một trong những nạn nhân đã dính bẫy lừa đảo của một người giả danh môi giới trong hội nhóm “Hội mai mối kết hôn Hàn - Việt”. Khi nhìn thấy một tài khoản đăng tải thông tìm kiếm vợ cho một người đàn ông Hàn Quốc, chị H.N đã nhắn tin để trao đổi và được người này giới thiệu thông tin, yêu cầu của chàng rể. Sau đó, chị N đã chuyển 5 triệu đồng để đặt cọc, cũng như mua vé máy bay vào TP Hồ Chí Minh chuẩn bị cho buổi ra mắt vài ngày sau đó, với lời hứa hẹn người môi giới sẽ gửi thông tin vé máy bay, địa chỉ, ngày giờ xem mặt. Thế nhưng, vài ngày sau chưa thấy bà mối liên hệ lại, chị N gọi điện nhắn tin thì đã bị chặn liên lạc.
Hay, như trường hợp của chị M.Y (Hải Phòng) cũng cay đắng khi dính phải công ty môi giới lừa đảo. Theo thông tin đăng tải trên mạng xã hội, chị tìm đến một công ty môi giới ở Hải Phòng với giấc mơ xuất ngoại. Sau đó chị được mai mối với một người đàn ông Hàn Quốc hơn 50 tuổi. Ngay khi mặc xong váy cưới và chuẩn bị làm lễ đính hôn, phía mai mối yêu cầu chị phải đặt cọc 1.000 USD (tương đương với 23 triệu đồng ở thời điểm xảy ra vụ việc) và ký giấy cam kết.
Tuy nhiên, sau khi đính hôn và đi “tuần trăng mật”, chị phát hiện chú rể bị bệnh ngoài da khá nặng và có báo lại công ty về tình trạng trên đồng thời đòi hủy hôn do phía mai mối không nói rõ về tình trạng bệnh của chú rể. Nhưng, bà mối bảo chờ rể quay trở lại Hàn Quốc rồi sẽ giải quyết bằng cách giới thiệu người khác cho chị. Ròng rã nhiều tháng trời, chị không được giới thiệu thêm một người nào. Khi có hỏi lại tiền cọc thì bên mai mối tìm đủ lý do để không trả cọc và chặn liên lạc.
Cũng theo chị Y, một cô dâu được tổ chức đính hôn cùng ngày với chị cũng bị bùng tiền cọc do cô dâu hủy hôn trước, trong khi lỗi là do chú rể. Khi mai mối, họ có giới thiệu chú rể làm nhân viên văn phòng, thu nhập tương đối cao, nhưng khi đính hôn xong cô dâu này mới phát hiện ra chú rể làm lao động tự do, thu nhập không ổn định, ai thuê gì làm nấy. Chưa kể chàng rể còn là người gia trưởng, thường xuyên ghen tuông nên cô dâu mới bỏ. Thế nhưng, mối cũng không trả lại tiền với lý do cô dâu tự ý hủy hôn.
Không chỉ các cô dâu bị lừa cay đắng, mà nhiều chú rể ngoại vì muốn lấy vợ Việt cũng bị các công ty môi giới lừa đảo số tiền khá lớn. Mới đây, Công an tỉnh Lào Cai bắt giữ 6 đối tượng có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua thủ đoạn môi giới hôn nhân với người nước ngoài. Theo đơn tố giác của ông Yang Min Jun (sinh năm 1972, trú tại huyện Kim Hoa, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc), ông và một công dân Trung Quốc khác bị một số công dân Việt Nam có hành vi lừa đảo chiếm đoạt số tiền 21.000 nhân dân tệ (NDT).
Sau khi tiếp nhận thông tin, Phòng CSHS Công an tỉnh Lào Cai đã nhanh chóng xác minh thông tin và điều tra vụ việc. Đến ngày 21/6/2024, Phòng CSHS Công an tỉnh Lào Cai đã phối hợp với Công an huyện Bảo Thắng (Lào Cai); Công an huyện Văn Yên (Yên Bái); Công an huyện Từ Sơn (Bắc Ninh); Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Hải Dương; Công an huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) đồng loạt triệu tập các đối tượng có liên quan gồm: Lương Văn Tuân (sinh năm 1986, trú tại xã Hà Lương, huyện Hạ Hòa, Phú Thọ), Vi Thị Vĩnh (tên gọi khác là Hoa, sinh năm 1997), Vi Thị Dự (sinh năm 2000), Vi Thị Ngân (sinh năm 2003) Vi Thị Nghĩa, (sinh năm 2005), Hoàng Thị Khánh (sinh năm 2003) cùng trú tại tỉnh Bắc Giang.
Quá trình đấu tranh, các đối tượng khai nhận từ tháng 3/2024 bằng phương thức, thủ đoạn sử dụng thông tin gian dối thông qua việc môi giới cho phụ nữ Việt Nam lấy chồng người Trung Quốc để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của 4 công dân Trung Quốc cùng trú tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc với tổng số tiền 160.000 NDT (khoảng hơn 500 triệu đồng tiền Việt Nam).
Để thực hiện hành vi lừa đảo, các đối tượng đã xây dựng kịch bản tinh vi. Thuê nhà và thuê người đóng vai bố mẹ, người thân của cô dâu để đưa nạn nhân người Trung Quốc về ra mắt gia đình. Sau đó, các đối tượng làm giả giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để gả cưới cho người Trung Quốc. Mục đích của các đối tượng là chiếm đoạt tiền và quà sính lễ để cùng nhau ăn chia. Sau đó cô dâu sẽ bỏ trốn, không thực hiện lễ hỏi cưới như đã thỏa thuận.
VTV.vn - Sau thời gian tạm lắng, số phụ nữ lấy chồng nước ngoài có dấu hiệu gia tăng ở ĐBSCL, lý do là vì thủ tục pháp lý đã được đơn giản hóa, điều kiện kết hôn giảm bớt.
Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Út năm nay gần 30 tuổi, là người con cuối cùng còn ở chung với ba má khi mười anh chị lần lượt lấy chồng, cưới vợ ra ở riêng. Út có nghề may, nhờ khéo léo nên khách đến may đồ cũng nhiều, cuộc sống vì vậy mà cũng không chật vật gì. Ba má già yếu nên mấy công ruộng của gia đình cho người ta thuê mướn hết nên Út chỉ vừa may vừa chăm sóc cho ba má, chẳng cực nhọc gì cho cam. Nhìn tụi bạn trong xóm lần lượt lấy chồng, có đứa còn đi tận bên Đài, bên Hàn gì đó, đôi lúc Út cũng chạnh lòng. Nhưng thật tình thì Út thấy chẳng cớ gì phải vội vàng, nhất là khi nghĩ đến cảnh ba má phải ở một mình trong tuổi già hiu quạnh.
Tuy Út không vội nhưng má thì vội lắm rồi. Mười mấy đứa con, má với ba chăm từ nhỏ đến lớn rồi dựng vợ gả chồng, không đứa nào hư hỏng hay bị bà con chê cười gì, như là cái phước lớn mà ông bà để lại vậy. Tự dưng lại “mắc” con Út, tuổi gần 30 mà nó cứ tỉnh rụi, hối chuyện lấy chồng nó cứ từ từ thủng thẳng làm má sốt ruột lắm. Rồi cũng có người mai mối một thanh niên ở xóm trên, không lớn hơn con Út bao nhiêu nhưng được cái chịu khó, hiền lành. Nghe vừa ý, má gật đầu cái rụp, hối Út tính lẹ lẹ đi.
Thấy có người mai mối, Út không phản đối nhưng cũng chẳng thích thú gì. Coi tivi, rồi thỉnh thoảng đọc mấy tờ báo anh chị đem về, Út nghĩ chuyện mai mối thời nay sao mà kỳ cục. Nam nữ phải quen nhau, yêu nhau, có thời gian tìm hiểu nhau thì khi về sống chung mới có hạnh phúc. “Ngang hông” đâu về cùng một nhà, tui một ý anh một ý, làm sao cơm lành canh ngọt! Con bạn kế nhà Út đó, cũng nhờ mai mối để lấy chồng qua tận Đài Loan, có chút đỉnh tiền gửi về cho ba má nên ai cũng nghĩ nó sướng. Chỉ khi về thăm nhà, gặp lại bạn cũ nó mới kể hết cho Út nghe cái cảnh khổ làm dâu xứ người mà ông chồng thì chẳng thương yêu gì. Nghĩ thì nghĩ vậy thôi, chứ thấy má hối quá, Út cũng gật đầu ưng thuận cho ba má vui lòng. Đám hỏi rồi đám cưới diễn ra nhanh chóng, Út thở dài về nhà chồng, vừa thương ba má ở lại, vừa phải dặn lòng lời má dạy “chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê”, coi như là cách sống hòa hợp với người chồng chỉ gặp mặt mấy lần.
Chẳng biết Út có thật sự hạnh phúc không, nhưng ba má Út thì vui như… Tết vì vừa tháo bỏ được “hũ mắm treo đầu giàn”…
Nàng dâu Việt lên mạng "khoe" chuyện mẹ chồng Hàn Quốc chăm cháu khiến dân tình trầm trồ. "Mẹ chồng nhà người ta không bao giờ làm mình thất vọng", "Chỉ biết ước"… là những lời cảm thán của hội chị em khi chứng kiến câu chuyện.
Trong khi ký sự “Các cô gái VN tới Hàn Quốc-vùng đất hy vọng” đăng trên nhật báo Chosun (Hàn Quốc) đang gây phẫn nộ , thì tại Việt Nam, hoạt động của các đường dây môi giới vẫn tiếp diễn.
Trong vai một cô gái muốn lấy chồng Hàn Quốc (HQ), phóng viên báo SGGP đã xâm nhập vào một đường dây môi giới.
Với những gì mắt thấy tai nghe, dù hết sức cố gắng để nhập vai nhưng nữ PV của chúng tôi không thể bước vào vòng 3, vì chịu không nổi…
Trước đó, tại Hàn Quốc, một phóng viên khác đã tiếp cận một số cô dâu VN. Ghi nhận từ đất Hàn cho thấy, đa phần cuộc sống của những cô dâu VN không có màu hồng.
Trên chuyến xe tốc hành Cần Thơ- TPHCM, tôi – phóng viên T.P, được đưa đến nhà má H. ở một hẻm nhỏ trên đường Trịnh Đình Thảo (quận Tân Bình, TPHCM).
Tại đây, tôi cùng 9 cô gái đi cùng phải làm đủ thứ việc: nấu cơm, giặt quần áo, lau nhà và dán phong bì thiệp cưới. Đôi tai luôn phải nghe những lời chửi mắng khi làm sai ý chủ nhà. Thủ tục đầu tiên khi đặt chân vào nhà má H là đưa cho bà tất cả giấy tờ có được.
Sau đó, bọn tôi bị buộc phải cởi bỏ áo ngoài và trong ra để bà xem ngực với lý do “coi còn trinh hay đã mất”. Hàng ngày, tôi phải làm việc luôn tay và bị đối xử thậm chí thua cả người đi làm thuê nhưng lại không được lãnh tiền công.
Mồ hôi nhễ nhại, L.- một cô gái đi cùng, nói với tôi: “Vậy mà bà mai nói lên trên này chỉ ở trong phòng cho trắng trẻo để đi chào đoàn, không phải làm gì vất vả cả, cơm còn có người nấu cho ăn, nghe lời lên đây, giờ vậy nè”.
Hầu hết các cô gái đi cùng đều chấp nhận đi lấy chồng Hàn vì muốn giúp đỡ gia đình cải thiện đời sống kinh tế bởi gia đình quá khó khăn.
Chưa đầy 14 tuổi Ch. đã sống cuộc đời làm thuê, từ Phú Quốc hái tiêu ngược xuống Cà Mau đốn mía mướn, rồi trôi dạt lên Cần Thơ sau đó là TPHCM phụ quán cafe. Nghe có đoàn coi mắt đến, Ch. nói với tôi: “Hôm em đi, mẹ phải mượn nợ 500 ngàn, giờ em chỉ mong được chọn”- vừa nói Ch. vừa tiếp tục trang điểm.
Tại điểm xem mặt ở nhà hàng H.N. trên đường Phổ Quang, tôi thấy có hơn 300 cô gái đứng ngồi chờ. M, một cô gái đứng gần tôi tâm sự: “Em quê Đồng Tháp, chán cảnh mẹ phải ngày ngày đi làm thuê, cha thì cờ bạc, rượu chè say be bét lại hay đánh đập vợ con, em quyết định đi lấy chồng HQ vì nghe bà dẫn mối nói nếu được chọn, sẽ sung sướng và giàu có...”.
Một cô gái khác tên A. thì cho biết đã ở nhà bà dẫn mối gần 6 tháng nhưng chưa được chọn. A. cũng muốn bỏ cuộc nhưng bà mối đòi thanh toán tiền cơm mỗi ngày 20 ngàn đồng, không có tiền trả nên đành … tiếp tục chờ. “Với lại ở quê, cả xóm đều biết em đi lấy chồng nước ngoài, giờ về thì quê lắm mà ba mẹ thì lại đang thiếu nợ” – A. nói một cách xót xa.
100 cặp mới có vài đôi hạnh phúc
Trong khi đó, ở Hàn Quốc, phóng viên Khánh Bình lại ghi nhận quá nhiều câu chuyện buồn từ những cuộc hôn nhân Hàn-Việt.
Qua điện thoại, một cô dâu ở tỉnh Kyung Ky Do gần Seoul, tên Mai quê ở Bến Tre vừa khóc vừa kể: “Trước khi lấy chồng, bà mai và phiên dịch nói là chồng em hứa sang Hàn mỗi tháng cho em 200 USD gởi về cho cha mẹ. Nhưng sang đây nó “xù”. Sợ em bỏ trốn nên chồng không cho em đi làm. Muốn chi xài cái gì cũng ngửa tay xin, nhục lắm…”.
Còn Hồng mới tròn 23 tuổi, quê ở Đồng Tháp, có chồng lớn gần gấp hai lần tuổi của cô. 3 năm ở xứ Hàn nhưng Hồng chưa biết nấu món ăn Hàn, vì vậy có bữa Hồng nấu món ăn Hàn không đúng gu chồng, bị ông ta nổi nóng đá tung mâm cơm, sau đó đánh đập Hồng dã man.
Hồng tâm sự: “Khổ cực thì em chịu được nhưng mỗi khi nhìn mẹ chồng và gia đình chồng xem thường, soi mói em như món hàng họ mua về, em chịu không nổi”. Thế nhưng như ván đóng thuyền, Hồng đành ngậm bồ hòn, không dám viết thư than khổ với cha mẹ ở nhà, người thân vì họ nghĩ rằng cô đang hạnh phúc, sung sướng ở miền đất hứa.
Chuyện của Hạnh quê ở Hải Phòng thì hơi khác. Hạnh đến Hàn lao động theo kênh tu nghiệp sinh và ở lại lấy chồng. Hơn 10 năm nay, Hạnh chưa một lần về thăm gia đình. Hàng ngày, Hạnh phải chìa tay xin tiền đi chợ. Khi về cô phải kê khai cặn kẽ lại từng đồng won cho ông ta...
Nhiều ông chồng Hàn Quốc đụng một tí là la lối và sẵn sàng “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với vợ. Nhiều cô lấy phải ông chồng có tính cục súc, sỗ sàng và hay rượu chè thì than thở: “Cứ tưởng lấy chồng Hàn sẽ sướng, ai dè…”.
Tỉnh Kyungky và TP Incheon cách Seoul hơn 1 giờ đi ô tô là nơi có nhiều cô gái VN lấy chồng Hàn. Phạm Tú Uyên-một phụ nữ VN lấy chồng Hàn Quốc trên 10 năm ở đây bộc bạch: “Những cuộc hôn nhân thông qua môi giới, có mục đích kinh tế hoặc lợi dụng lẫn nhau thường đổ vỡ, đau khổ. May ra, trong 100 cặp vợ chồng Hàn-Việt có được vài đôi hạnh phúc, hài lòng....
Hầu hết cô dâu VN xuất thân ở các vùng quê, ít học, ít hiểu biết. Trước khi lấy chồng Hàn, họ không được trang bị kiến thức tối thiểu về văn hóa, phong tục, tập quán của người Hàn. Vì thế sang đến nhà chồng, những cô dâu này không biết cách cư xử cho phù hợp”.
Gạt nước mắt và nỗi buồn không biết ca thán cùng ai mỗi khi màn đêm buông xuống, họ- những cô dâu Việt trên đất Hàn vẫn phải cam chịu kiếp sống tựa như dây tầm gởi…
Điều đáng buồn là ít ai dám nói sự thật với gia đình, bè bạn, thậm chí vì “sĩ diện” không ít người còn tô vẽ thêm “màu” cho cuộc sống của mình. Vì thế, làn sóng “lấy chồng Hàn Quốc” vẫn tiếp tục làm xáo động không ít miền quê ở Việt Nam. Dĩ nhiên, không thể buông lời trách cứ họ… bởi họ chính là những nạn nhân cần được bảo vệ, giúp đỡ, sẻ chia.
Buổi sáng, tại Phòng khám kết hôn, Trung tâm Sức khỏe tâm thần TP HCM đông nghịt người. Một ông Đài Loan liệt hai chân ngồi trên xe đẩy, tóc húi cua, mặt phấn chấn. Cùng đi là cô gái gương mặt khá xinh có vẻ ngượng ngùng. Họ dìu nhau bước ra khỏi phòng khám.
Có nên lấy chồng Hàn Quốc hay không là câu hỏi được khá nhiều chị em quan tâm, tìm kiếm.
Câu hỏi có nên lấy chồng Hàn Quốc hay không thường chỉ tới từ những bạn đang có ý định kết hôn với người Hàn thông qua môi giới hoặc những bạn muốn lợi dụng việc kết hôn với người Hàn để làm việc lâu dài tại Hàn Quốc. Với những bạn đang yêu người Hàn thì chắc chắn câu hỏi này ít khi xuất hiện trong đầu.
Là một trong những quốc gia phát triển trong khu vực Châu Á, mức lương và thu nhập cho lao động tại Hàn Quốc tương đối cao, do đó Hàn Quốc là thiên đường trong mơ cho rất nhiều người Việt muốn sang làm việc. Có người lao động hợp pháp theo hợp đồng nhưng cũng có nhiều bạn dùng visa du lịch rồi bỏ trốn lao động bất hợp pháp. Đặc biệt hơn, có nhiều bạn lại muốn kết hôn giả với người Hàn để sang Hàn Quốc lao động.
Thêm vào đó, ngày nay đàn ông Hàn Quốc rất khó có thể tìm kiếm và kết hôn với phụ nữ nước sở tại. Do đó, rất nhiều đàn ông Hàn sang Việt Nam tìm kiếm phụ nữ Việt để kết hôn. Họ sẽ trả cho đối tượng mai mối một số tiền nhất định để họ tìm kiếm phụ nữ Việt.
Và phụ nữ Việt khi được mai mối giới thiệu hoặc những bạn muốn kết hôn giả thường đặt ra câu hỏi có lên lấy chồng Hàn Quốc hay không?