Quốc phòng là hoạt động tổ chức và thực hiện các biện pháp phòng vệ của một quốc gia, nhằm bảo vệ, ngăn chặn mọi nguy cơ xâm lược từ bên ngoài vào. Cơ quan tối cao của nhà nước chuyên đặc trách các vấn đề quốc phòng là Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là chức vụ nắm giữ vai trò cao nhất.
Quốc phòng là hoạt động tổ chức và thực hiện các biện pháp phòng vệ của một quốc gia, nhằm bảo vệ, ngăn chặn mọi nguy cơ xâm lược từ bên ngoài vào. Cơ quan tối cao của nhà nước chuyên đặc trách các vấn đề quốc phòng là Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là chức vụ nắm giữ vai trò cao nhất.
Căn cứ Điều 4 Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh 2013 quy định về mục tiêu giáo dục quốc phòng và an ninh như sau:
Theo đó, mục tiêu của giáo dục quốc phòng và an ninh là giáo dục cho công dân về kiến thức quốc phòng và an ninh để phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống dựng nước và giữ nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc.
Đồng thời nâng cao ý thức, trách nhiệm, tự giác thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Giáo dục quốc phòng và an ninh (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 6 Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh 2013 quy định về chính sách của Nhà nước về giáo dục quốc phòng và an ninh như sau:
Theo đó, Nhà nước về giáo dục quốc phòng và an ninh có những chính sách được quy định tại Điều 6 nêu trên.
Lực lượng vũ trang nhân dân bao gồm quân đội nhân dân, dân quân tự vệ và công an nhân dân.
– Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.
Ngày 22 tháng 12 hằng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân.
– Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế – xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
– Nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu; một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại.
– Tổ chức, nhiệm vụ, chế độ phục vụ và chế độ, chính sách của Quân đội nhân dân theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm.
– Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, chỉ huy, bảo đảm hoạt động, chế độ phục vụ và chế độ, chính sách của Công an nhân dân thực hiện theo quy định của Luật Công an nhân dân và quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Nhà nước xây dựng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; ưu tiên hiện đại hóa một số lực lượng.
– Công an nhân dân có trách nhiệm phối hợp với Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng. Việc phối hợp giữa Công an nhân dân với Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ theo quy định của Chính phủ.
– Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác; là lực lượng bảo vệ Đảng, chính quyền, tính mạng, tài sản của Nhân dân, tài sản của Nhà nước ở địa phương, cơ sở; sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh; tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực phòng thủ, phòng thủ dân sự,bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm.
– Nhà nước xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ vững mạnh và rộng khắp.
– Tổ chức, nhiệm vụ, chế độ phục vụ và chế độ, chính sách của Dân quân tự vệ theo quy định của Luật Dân quân tự vệ và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Tôi có thắc mắc liên quan đến vấn đề giáo dục quốc phòng và an ninh. Cho tôi hỏi mục tiêu của giáo dục quốc phòng và an ninh là gì? Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh gồm những trung tâm nào? Câu hỏi của chị Mỹ Uyên ở Bình Dương.
*) Nắm vững quan điểm, nâng cao trách nhiệm đối với việc xây dựng QPAN:
Quốc phòng an ninh toàn dân vững mạnh, đáp ứng được những diều kiện trong nhiệm vụ trong thời buổi hiện nay thì cần phải được thực hiện toàn dân, trên mọi lĩnh vực. Dựa vào lực lượng an ninh quốc phòng để làm nòng cốt, thực hiện nhiệm vụ tự vệ, phòng thủ đất nước và không nằm ở thế bị động. Cần phải luôn trong thế chủ động và giải quyết cũng như đánh bại được hết những âm mưu của kể thù. Chiến lược quốc phòng tối ưu là không cần phải sử dụng đến chiến tranh mà là hướng giải quyết hợp lý, hòa bình trên các mối quan hệ xã hội kinh tế.
– Về mục tiêu, nhiệm vụ: Không chỉ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, độc lập, chủ quyền mà còn không ngừng xây dựng, củng cố chế độ CNXH, Đảng, Nhà nước và nhân dân.
– Về nhiệm vụ quốc phòng an ninh: Luôn đề cao tinh thần giữ vững an ninh quốc gia, từ chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa,… Như đã chia sẻ ở nhiệm vụ An ninh quốc phòng.
– Phương châm xây dựng quốc phòng an ninh toàn dân, toàn diện và đề cao sự tự chủ, tự lực và từng bước hiện đại văn minh hơn. Đồng thời các phương châm đều cần được thực hiện liên kết chặt chẽ và thống nhất với nhau. Thể hiện được sự lộ trình hiện đại hóa đất nước cũng như nền quốc phòng an nình.
– Giải quyết các mối quan hệ giữa an ninh – quốc phòng với kinh tế đối ngoại: Trên thực tế thì khi một đất nước có thể kết nối được những yếu tố này với nhau cũng là lúc chứng minh được phần nào về sự vững mạnh của một quốc gia. Quan điểm này cũng là sự tiếp tục, kế thừa, hoàn thiện về chiến lược an ninh quốc phòng đã được Nhà nước và Đảng đề ra.
*) Xây dựng lực lượng, tăng trưởng sức mạnh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam:
– Xây dựng thế trận quốc phòng an ninh toàn dân: Sức mạnh của nền ANQP của một quốc gia là được dựa trên sự kết hợp chặt chẽ giữa thế trận và lực lượng QPAN. Đẩy mạnh xây dựng và tăng cường quốc phòng an ninh cùng các khu kinh tế – quốc phòng. Tuy nhiên sẽ được ưu tiên một số địa bàn trọng điểm chiến lược.
– Xây dựng khu vực phòng thủ: Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng trong việc củng cố nền quốc phòng toàn dân. Khu vực phòng thủ tỉnh hoặc thành phố, vừa đảm bảo được yêu cầu bảo vệ vừa nằm trong thể trận liên hoàn phòng thủ quốc gia. Điều này sẽ góp phần củng cố được thế trận vững chức của QPAN.
– Xây dựng cơ sở chính trị – xã hội: Các cơ sở vùng xâu, vùng xa, biên giới, hải đảo là nơi cần được tăng cường công tác giáo dục, nâng cao nhận thức về kiến thức quốc phòng an ninh. Điều này sẽ phần nào phản ánh được nguồn sức mạnh to lớn của một nền quốc phòng toàn dân, do dân, vì dân và của dân.
– Tăng cường điều hành, quản lý cũng như lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong quá trình xây dựng nền quốc phòng toàn dân trong tình hình mới.
– Đẩy mạnh việc xây dựng, cải thiện, hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật, cơ chế theo đúng quy định cũng như phương thức hoạt động.
– Tăng cường các nội dung cũng như tính hiệu lực thực thi pháp luật về quốc phòng an ninh. Xác định được các cơ chế vận hành, nhiệm vụ, vai trò của các cơ quan, cán bộ… về các công tác quốc phòng an ninh.
– Tiếp tục nâng hơn nữa tính hiệu quả Đảng, Nhà nước và trách nhiệm của toàn dân, toàn quân.
Kết luận: Dòng chữ “Quốc phòng an ninh” xuất hiện trên mọi tuyến phố, con đường và thậm chí nó còn là một môn học được đưa vào chương trình giảng dạy tại trường học. Các thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học công nghệ, văn hoá tư tưởng… là cơ sở để xây dựng lực lượng vũ trang, phát triển khoa học nghệ thuật quân sự, khoa học xã hội và nhân văn quân sự. Nhà nước Việt Nam chủ trương gắn việc xây dựng tiềm lực quân sự với việc xây dựng tiềm lực chính trị – tinh thần, tiềm lực kinh tế, tiềm lực khoa học và công nghệ, coi đó là yêu cầu tất yếu trong xây dựng tiềm lực của nền quốc phòng toàn dân, bảo đảm khả năng huy động tạo thành sức mạnh để bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Đối tượng 4 bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng và An ninh gồm những chức danh nào?
Đối tượng 4 bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng và An ninh gồm những chức danh nào?
a) Chuyên viên không thuộc đối tượng 1, 2, 3; Biên tập viên báo, đài Trung ương, địa phương và báo ngành; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm bộ môn, giảng viên các trường đại học, cao đẳng; chuyên viên, viên chức các sở, ngành, đoàn thể và Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở, trường tiểu học, trường mầm non; giáo viên các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở; Bí thư, Phó Bí thư chi bộ, người đứng đầu các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh, huyện và các chức danh tương đương thuộc cơ quan, tổ chức ở trung ương có trụ sở trên địa bàn tỉnh, huyện.
b) Công chức cán bộ không chuyên trách cấp xã (không thuộc đối tượng 3); Bí thư, Phó Bí thư chi bộ, Trưởng thôn, bản, ấp, buôn, sóc, khóm, tổ dân phố, cụm dân cư, khu phố (dưới đây gọi chung là cấp thôn). Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm hợp tác xã thuộc xã; Trưởng các đoàn thể cấp thôn.
c) Người quản lý doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước hoạt động phục vụ quốc phòng và an ninh, hoạt động ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; người quản lý đơn vị sự nghiệp ngoài công lập.
d) Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.
đ) Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Theo Hướng dẫn số 90/HD-HĐGDQPAN