Giới Trẻ Trung Quốc Không Muốn Kết Hôn

Giới Trẻ Trung Quốc Không Muốn Kết Hôn

Để cắt giảm chi phí nhà ở, sinh hoạt, hẹn hò, nhiều người trẻ xứ kim chi lựa chọn sống thử. Tuy nhiên, họ cũng không đặt mục tiêu kết hôn, sinh con vì muốn tự do, ít ràng buộc.

Để cắt giảm chi phí nhà ở, sinh hoạt, hẹn hò, nhiều người trẻ xứ kim chi lựa chọn sống thử. Tuy nhiên, họ cũng không đặt mục tiêu kết hôn, sinh con vì muốn tự do, ít ràng buộc.

Giới trẻ Hàn Quốc trốn tránh kết hôn vì lý do gì?

Theo giới tính, 43,8% nam giới bày tỏ quan điểm tích cực về hôn nhân, trong khi con số tương ứng ở nữ giới đạt 28%, giảm so với 66,1% và 46,9% tương ứng. Ảnh: Herald.

Báo cáo tiết lộ rằng trong số những người ở độ tuổi từ 19 đến 34 vào năm 2022, khoảng 1/3 người Hàn Quốc có quan điểm tích cực về việc kết hôn. Điều này thể hiện sự thay đổi so với năm 2012 khi hơn một nửa trong số họ (56,5%) có quan điểm tích cực về hôn nhân.

Theo giới tính, 43,8% nam giới bày tỏ quan điểm tích cực, trong khi con số tương ứng ở nữ giới đạt 28%, giảm so với 66,1% và 46,9% tương ứng.

Xét về nhóm tuổi, đã có sự thay đổi đáng chú ý trong số những người Hàn Quốc ở độ tuổi 20 không muốn kết hôn. Tỷ lệ kết hôn ở độ tuổi từ 25 đến 29 giảm từ 59,5% năm 2012 xuống 36,1% vào năm 2022. Trong khi đó, những người từ 30 đến 34 tuổi có mong muốn kết hôn cao nhất ở mức 39,2%, giảm từ mức 54,3% của một thập kỷ trước.

Đối với giới trẻ Hàn Quốc, trở ngại lớn nhất đối với hôn nhân là các vấn đề khó khăn về tiền bạc. Tỷ lệ người được hỏi cao nhất là 33,7% cho rằng thiếu nguồn tài chính là trở ngại chính cho hôn nhân, tiếp theo là 17,3% bày tỏ sự thiếu cần thiết cho hôn nhân. Những thách thức khác bao gồm lo ngại về gánh nặng sinh con và nuôi con ở mức 11% và điều kiện việc làm không ổn định ở mức 10,2%.

Cả nước ghi nhận 230.000 trẻ sơ sinh vào năm ngoái, phản ánh mức giảm 7,7% so với con số 249.186 của năm trước. Nó thể hiện mức giảm 47,3% so với một thập kỷ trước khi số lượng trẻ sơ sinh ở mức 436.455.

Trong khi đó, tỷ lệ sinh giảm xuống 0,72 vào năm ngoái đánh dấu năm thứ sáu liên tiếp có tỷ lệ sinh dưới 1, kể từ năm 2018, theo Thống kê Hàn Quốc hôm thứ Năm. Tỷ lệ sinh của Hàn Quốc đã thấp hơn đáng kể so với mức 2,1 được coi là cần thiết để duy trì dân số ổn định.

Dữ liệu cho thấy con số hàng quý đã giảm xuống mức gây sốc là 0,65 trong ba tháng cuối năm 2023. Cơ quan thống kê dự đoán con số hàng năm sẽ giảm xuống 0,68 trong năm nay.

​(CAO) Một loạt các vụ bạo lực gia đình nghiêm trọng ở Trung Quốc, trong đó có vụ giết người giữa thanh thiên bạch nhật được quay video và lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội, đã gây ra sự phẫn nộ – và châm ngòi cho một cuộc tranh luận trong giới trẻ về những cạm bẫy của hôn nhân.

Vụ giết người ở tỉnh Sơn Đông đã thu hút sự chú ý rộng rãi của công chúng tuần này sau khi đoạn phim do một nhân chứng quay được đăng lên mạng.

Trong video, người ta thấy một người đàn ông liên tục lái xe cán qua một phụ nữ – sau đó được cảnh sát xác định là vợ của anh ta. Nhiều lần, người đàn ông ra khỏi xe để kiểm tra xem người phụ nữ còn sống hay không trước khi tiếp tục tấn công.

Trong một tuyên bố, cảnh sát ở thành phố Dongying cho biết, một người đàn ông 37 tuổi đã bị tạm giữ sau khi anh ta đánh và cán chết người vợ 38 tuổi của mình vì “tranh chấp gia đình”. Vụ việc vẫn đang được điều tra.

Cuộc tấn công đã trở thành chủ đề thu hút nhất trên Weibo với hơn 300 triệu lượt xem.

Nhiều người đã kinh hoàng trước mức độ tàn ác được thể hiện trong vụ tấn công, sau hai vụ bạo lực gia đình và giết người khác liên quan đến nạn nhân là phụ nữ đã thu hút sự chú ý của công chúng. Tháng trước, một người đàn ông ở tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc, đã đâm chết vợ. Người vợ được cho là đã phải chịu đựng bạo lực gia đình nhiều năm và đang lên kế hoạch ly hôn, gia đình cô nói với hãng truyền thông The Paper.

Và tuần trước, một trường hợp khác đã xuất hiện, liên quan đến một người phụ nữ ở thành phố Thành Đô phía tây nam, người nhà nạn nhân cho biết, cô đã trải qua 8 ngày trong phòng chăm sóc đặc biệt sau khi bị chồng tấn công trong phòng khách sạn vào tháng 4 – vì anh ta phát hiện cô nộp đơn xin ly hôn và một lệnh bảo vệ tại tòa án.

Vụ việc được đưa ra ánh sáng sau khi người phụ nữ đăng lên mạng xã hội, nơi cô nói rằng anh ta đã tấn công cô 16 lần trong suốt 2 năm chung sống.

Trong các cuộc thảo luận trực tuyến, những trường hợp này ngày càng được những người trẻ tuổi coi là một câu chuyện cảnh báo khi bước vào hôn nhân, điều mà nhiều người coi là sự bảo vệ không đầy đủ cho các nạn nhân bạo lực gia đình và khó thoát khỏi cuộc hôn nhân bị bạo hành.

“Không có gì lạ khi bây giờ mọi người đều sợ kết hôn” - một bình luận phổ biến trên Weibo với hơn 4.000 lượt thích.

Những người khác trích dẫn một câu nói phổ biến trong giới phụ nữ trẻ Trung Quốc: “Hãy giữ an toàn cho bản thân bằng cách tránh kết hôn và sinh con”.

Video ngưởi chồng lái xe cán chết vợ gây phẫn nộ dư luận ở Trung Quốc - Ảnh: Twitter

Những luồng dư luận như vậy đặt ra một thách thức tiềm ẩn đối với chính phủ Trung Quốc, vốn đã phải vật lộn để đảo ngược tỷ lệ kết hôn và sinh đẻ đang giảm dần của đất nước trước cuộc khủng hoảng dân số.

Ngày càng có nhiều thanh niên trì hoãn hoặc trốn tránh hôn nhân hoàn toàn do gánh nặng tài chính liên quan và sự bất bình đẳng giới cố hữu.

“Mặc dù hôn nhân có thể mang lại một số lợi ích, nhưng nó thực sự là một hạn chế đối với phụ nữ và ngày càng có nhiều phụ nữ nhận thức được điều này” - Feng Yuan, một học giả về nữ quyền và là người đồng sáng lập Equality, một nhóm vận động cho quyền của phụ nữ, cho biết.

“Với mức độ phổ biến của nó, bạo lực gia đình là một vấn đề mà mọi người đều biết, ngay cả khi bản thân họ không gặp phải” - Feng Yuan nhận định.

Ở Trung Quốc, bạo lực gia đình được coi là vấn đề riêng tư. Sau hai thập kỷ vận động của các nhà hoạt động vì quyền phụ nữ, quốc gia này cuối cùng đã áp đặt luật chống bạo lực gia đình vào năm 2016.

Luật lần đầu tiên định nghĩa bạo lực gia đình, bao gồm cả bạo lực thể xác và tâm lý – mặc dù luật này không đề cập đến lạm dụng tình dục như cưỡng hiếp trong hôn nhân. Nó cho phép các tòa án ban hành lệnh bảo vệ nạn nhân và cảnh sát đưa ra các cảnh báo bằng văn bản đối với những kẻ lạm dụng.

Mặc dù luật đã mang lại một số tiến bộ trong việc bảo vệ nạn nhân và nâng cao nhận thức xã hội về bạo lực gia đình, nhưng các chuyên gia cho rằng, việc thực thi luật vẫn còn chắp vá và thường không hiệu quả, một phần là do văn hóa gia trưởng đã ăn sâu của đất nước và những rào cản tồn tại lâu dài trong hệ thống tư pháp.

Theo Feng, học giả nữ quyền, ở nhiều nơi, cảnh sát vẫn coi các vụ bạo lực gia đình là chuyện nội bộ. Bà nhận định: “Bạo lực giữa các thành viên trong gia đình không được coi trọng như bạo lực giữa những người xa lạ… Nó thường được cảnh sát và tòa án xử lý nhẹ nhàng. Vì vậy, nhiều nạn nhân không nhận được sự giúp đỡ hiệu quả và kịp thời, và nhiều thảm kịch bạo lực gia đình có thể ngăn ngừa được đã không được ngăn chặn kịp thời”.