Mua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn
Mua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn
Giám đốc điều hành cần quản lý mảng kinh doanh - Marketing của tổ chức
CEO cần nắm kiến thức tổng quan về quản trị tài chính để phân tích và xây dựng ngân sách, chi phí hợp lý cho các hoạt động, giám sát và đánh giá xem chi phí đó có hợp lý không để đề xuất các phương án giải quyết phù hợp.
Về quản trị nhân sự, CEO có thể thu hút nhân tài về cho tổ chức, việc này góp phần xây dựng nên một nguồn nhân lực tiềm năng. CEO có thể không phải là người trực tiếp tuyển dụng nhân sự, nhưng cần nắm bắt và chịu trách nhiệm phê duyệt các vấn đề liên quan đến nhân sự như đào tạo, mức lương, khen thưởng,…
CEO theo dõi các hoạt động trong công ty, tổ chức và xây dựng hệ thống nguồn nhân lực cốt lõi để thực hiện kiểm soát nội bộ.
CEP thực hiện đo lường, đánh giá và thực hiện báo cáo các nhiệm vụ chi tiết theo tuần, tháng, quý với Ban điều hành theo quy định của công ty. Bản mô tả công việc chuẩn cần trích dẫn và phải phụ thuộc vào bản chức năng nhiệm vụ của mỗi phòng ban liên quan.
Giám đốc CDC là gì? Phó giám đốc CDC là gì? Để giải đáp câu hỏi này mời các bạn cùng theo dõi nội dung sau đây của Hoatieu để tìm hiểu rõ hơn xem CDC là gì nhé.
Trong đại dịch Covid19 vừa qua, có thể nói CDC là cụm từ được nhắc đến rất nhiều và trở nên rất quen thuộc với mọi người. Tuy nhiên nhiều bạn đọc vẫn chưa nắm rõ CDC là viết tắt của từ gì cũng như chức năng, nhiệm vụ của CDC là gì trong công tác phòng chống bệnh dịch. Sau đây là một số thông tin về CDC Việt Nam, Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc.
CDC là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Centers for Disease Control and Prevention, dịch sang tiếng Việt là Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh. CDC là một cơ quan y tế thuộc Bộ Y tế của các quốc gia.
Tại Việt Nam, trung tâm CDC còn được gọi là Cục Y tế dự phòng Việt Nam (Vienam General Department of Preventive Medicine viết tắt là VNCDC). VNCDC thuộc Bộ Y tế và có nhiệm vụ tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực y tế dự phòng trong phạm vi cả nước.
Để ra các quyết định, chiến lược thích hợp với thị trường và tình hình hiện tại của doanh nghiệp, giám đốc kinh doanh cần có tầm nhìn chiến lược rõ ràng cùng tư duy sắc bén.
Tầm nhìn chiến lược giúp họ có được bức tranh bao quát về thị trường để ra chiến lược dài hạn và giúp doanh nghiệp phát triển vững mạnh, đạt được thành công trên thị trường. Đồng thời, tư duy phân tích giúp họ đánh giá thông tin, dữ liệu, tình hình thị trường chính xác, hiệu quả, từ đó ra quyết định đúng đắn cho tổ chức. Kỹ năng này còn giúp CCO nắm bắt được cơ hội, thách thức để xây dựng kế hoạch kinh doanh hợp lý.
Trong kinh doanh, thuyết phục là một vấn đề vô cùng quan trọng, giúp thu hút khách hàng. Vì thế, để thực hiện chăm sóc khách hàng hiệu quả, Giám đốc kinh doanh được ví như những người trực tiếp giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp.
Giám đốc kinh doanh sẽ kể các câu chuyện hấp dẫn chứa đựng nhiều thông tin của dịch vụ, sản phẩm để chạm đến cảm xúc khách hàng. Họ nắm bắt tốt tâm lý khách hàng và xu thế thị trường để xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ, sản phẩm hợp lý nhất, dẫn dắt đội ngũ kinh doanh trở thành những nhà tiếp thị tài ba.
Chiến dịch tiếp thị phải dễ nhớ và dễ lan truyền. Do đó, một CCO cần tổ chức các chiến dịch hợp lý để tiếp cận người sử dụng, kết nối khách hàng thành cộng đồng lớn. Và chỉ Giám đốc kinh doanh và các nhân sự tài năng mới có thể xây dựng được những chiến lược thích hợp thông qua tiếp cận trực tiếp với người sử dụng thường xuyên.
Mỗi tổ chức có thể định nghĩa và phân công nhiệm vụ cho vị trí Giám đốc điều hành (CEO) và Giám đốc vận hành (COO) khác nhau tùy thuộc vào cấu trúc tổ chức và yêu cầu cụ thể.
Là người đứng đầu cao nhất của tổ chức
Thường đứng thứ hai sau CEO trong cấu trúc tổ chức
Quyết định chiến lược và hướng phát triển tổ chức
Quản lý hoạt động hàng ngày của tổ chức
Định hướng và thúc đẩy sự phát triển của tổ chức
Đảm bảo hoạt động hiệu quả và hiệu suất của tổ chức
Điều hành và giám sát toàn bộ hoạt động của tổ chức
Quản lý các bộ phận và quy trình cụ thể trong tổ chức
Đại diện cho tổ chức trước công chúng, đối tác và cổ đông
Tương tác với các bộ phận và nhân viên trong tổ chức
Xác định và triển khai chiến lược dài hạn của tổ chức
Hỗ trợ CEO trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược
Có quyền ra quyết định cuối cùng trong các vấn đề quan trọng của tổ chức
Quyền lực thực hiện nhiệm vụ được giao từ CEO
Công việc của giám đốc điều hành đầu tiên rất quan trọng trong việc xác định và hoạch định chiến lược tổng thể cho doanh nghiệp:
Mục tiêu của doanh nghiệp: Giám đốc điều hành phải xác định mục tiêu cụ thể mà doanh nghiệp muốn đạt được trong tương lai gần và xa. Các mục tiêu này cần được đặt ra một cách rõ ràng, cụ thể và có thể đo lường được.
Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp: Xác định và thiết lập các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, đây là những nguyên tắc và tiêu chuẩn mà doanh nghiệp sẽ tuân thủ và áp dụng trong mọi hoạt động kinh doanh.
Tầm nhìn và sứ mệnh: CEO phải xác định tầm nhìn dài hạn cho doanh nghiệp và định rõ sứ mệnh của nó. Tầm nhìn là hình ảnh về tương lai mà doanh nghiệp muốn đạt được, trong khi sứ mệnh là mục đích tồn tại và giá trị mà doanh nghiệp mang đến cho khách hàng và xã hội.
Văn hóa doanh nghiệp: Giám đốc điều hành cần tạo ra và duy trì một văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ. Điều này bao gồm việc xác định các giá trị và quy tắc ứng xử, xây dựng môi trường làm việc tích cực và khuyến khích sự sáng tạo và phát triển cá nhân trong công ty.
Chiến lược kinh doanh: Xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh tổng thể cho doanh nghiệp, bao gồm phân tích thị trường, xác định vị trí cạnh tranh và lập kế hoạch tài chính.
Chiến lược marketing: Định hình chiến lược marketing để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, thu hút khách hàng và tạo dựng thương hiệu mạnh mẽ.
Chiến lược sản phẩm: Xác định chiến lược phát triển sản phẩm, bao gồm việc nghiên cứu và phân tích nhu cầu thị trường, xác định tính năng và lợi ích của sản phẩm, và quản lý quy trình phát triển sản phẩm.
Chiến lược phân phối: Xác định chiến lược phân phối để đảm bảo sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp được phân phối đến khách hàng một cách hiệu quả và kịp thời.
Những nhiệm vụ này giúp Giám đốc điều hành đầu tiên xây dựng nền tảng chiến lược vững chắc và định hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Để làm được điều này, CEO cần phối hợp, điều hành với các phòng ban thống nhất mục tiêu, chỉ tiêu cho từng bộ phận. CEO đồng thời cũng chủ động đề xuất các biện pháp hữu ích, quản lý và nâng cao hiệu suất cho công ty.
Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, nhiều hình thức kinh doanh mới mẻ ra đời kéo theo sự thay đổi lớn trong lĩnh vực kinh doanh. Tính cạnh tranh từ các doanh nghiệp lớn nhỏ trên thị trường cũng vì thế mà tăng cao. Những công ty, tập đoàn lớn tập trung thu thập phản hồi của khách hàng thông qua phương tiện truyền thông hiện đại để có thể cải tiến và đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng.
Vì vậy, là người đi đầu trong các chiến dịch kinh doanh, CCO cần nhanh nhạy đón đầu trước các xu hướng công nghệ mới nổi để định hướng đội ngũ kinh doanh và nhân sự nói chung theo xu hướng hiện đại hơn, giúp cho việc trải nghiệm thực tế của khách hàng tốt hơn. Đồng thời, CCO còn phải ứng dụng các tiện ích công nghệ để xây dựng kênh quảng bá, tiếp thị dịch vụ và sản phẩm sao cho hiệu quả nhất.
Giám đốc kinh doanh có quyền hạn xử lý nhiều hoạt động kinh doanh mà không cần thông qua Giám đốc điều hành (CEO). Tuy nhiên, đối với những quyết định quan trọng, CCO là người đưa ra những cố vấn hữu ích cho giám đốc điều hành bởi họ nắm rõ hoạt động kinh doanh cũng như các vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải và cung cấp cho lãnh đạo những thông tin cần thiết để đưa ra quyết định chính xác nhất.
Trong một cuộc khảo sát của PwC, 90% CEO toàn cầu cho biết khách hàng có ảnh hưởng lớn nhất tới chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp. Bản thân khách hàng là nguồn phát triển kinh doanh bền vững của doanh nghiệp. Đó là lý do tại sao cả CCO và CEO phải chia sẻ tầm nhìn về định hướng phát triển của doanh nghiệp dựa trên khách hàng làm nền tảng. Khi đó, Giám đốc kinh doanh chính là người truyền cảm hứng về sản phẩm, dịch vụ và cách thức kinh doanh mới cho Giám đốc điều hành.
Khách hàng luôn được xem là trung tâm của hầu hết các doanh nghiệp. Để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, Giám đốc kinh doanh cần đặt mình vào vị trí của khách hàng để nắm rõ được nhu cầu. Với những dịch vụ hay sản phẩm trước khi “tung” ra thị trường, CCO phải trải nghiệm và thực hiện đánh giá dưới vai trò là khách hàng. Họ cần chú trọng sự đánh giá của khách hàng với mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Từ đó, khẳng định vị thế vững chắc của thương hiệu doanh nghiệp trên thị trường.
Để thực hiện được điều đó, CCO phải nắm được thị hiếu khách hàng và luôn đặt mình trong tâm thế người dùng, phải hiểu họ muốn gì, cần gì để phục vụ tốt nhất. Chỉ khi người sử dụng cảm thấy ưng ý với sản phẩm thì thương hiệu đó mới khẳng định được tên tuổi của mình.