Ngày 21/11/2024, tập thể nhân viên công ty TNHH Olmix Asialand Việt Nam vui mừng chào đón Chủ tịch Tập đoàn Olmix, ông Hervé Balusson,...
Ngày 21/11/2024, tập thể nhân viên công ty TNHH Olmix Asialand Việt Nam vui mừng chào đón Chủ tịch Tập đoàn Olmix, ông Hervé Balusson,...
Chúng tôi có thể cải thiện trang này bằng cách nào?
Quy định về việc vận chuyển chất lỏng, dung dịch đặc sánh, dung dịch xịt (chất lỏng) theo người và hành lý xách tay đối với chuyến bay quốc tế cần đáp ứng các điều kiện dưới đây:
Các vật phẩm dưới đây được mang theo hành lý xách tay/ký gửi mà không bị giới hạn theo điều kiện nêu trên:
Trên các chuyến bay nội địa, Vietnam Airlines không giới hạn dung tích chất lỏng khi vận chuyển theo hành lý xách tay và/hoặc ký gửi miễn là đáp ứng quy định về số kiện, trọng lượng và kích thước của hành lý xách tay/ký gửi (ngoại trừ chất lỏng có mùi và đồ uống có cồn phải đáp ứng quy định riêng).
Chiều ngày 19/11/2024, tại Sapa, Lào Cai, Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao đã tổ chức Hội nghị Đào tạo năm học 2024-2025, kết hợp với hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Đây là sự kiện thường niên...
Toàn bộ thân máy được làm bằng vật liệu SUS304 không gỉ, sử dụng đầu phát siêu âm chất lượng cao, phát sóng mạnh và bền. Máy được tích hợp hệ thống gia nhiệt và kiểm soát nhiệt độ, cài đặt thời gian rửa, rổ và nắp. Một số dòng máy cao cấp có tích hợp hệ thống lọc chảy tràn, tách dầu tự động, nâng, hạ sản phẩm, điều khiển bằng PLC, sấy khô,…Tất cả dòng máy này đã được cấp chứng nhận CE và FCC.
Ngày 4/10/2009, ngày chủ nhật đầu tiên của tháng 10, là ngày vẫn được ngành Địa chất lấy làm Ngày Địa chất, năm nay được Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam tổ chức lễ Kỷ niệm 64 năm ngày thành lập ngành Địa chất. Nhân ngày kỷ niệm này, Cục long trọng công bố sự ra đời của công trình “Địa chất và tài nguyên Việt Nam”. Đến dự ngày lễ này có Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên, Thứ trưởng Nguyễn Xuân Cường, đại diện Đại học Quốc gia Hà Nội và các trường Đại học Mỏ - Địa chất, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, các Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản và Viện Địa chất cùng với đại diện các đơn vị địa chất có cơ sở ở Hà Nội.
Nước ta có một lịch sử nghiên cứu địa chất đã trên một thế kỷ rưỡi.
Năm 1852, trên tập Báo cáo Viện Hàn lâm Khoa học Pháp xuất hiện bài báo “Ghi chép về địa chất xứ Nam Kỳ (Notes sur la géologie de la Cochinchine)” của C.J. Arnoux, đánh dấu bước đầu tiên của việc nghiên cứu địa chất trên lãnh thổ nước ta.
Sau đó, việc nghiên cứu địa chất và khoáng sản ở nước ta được các nhà địa chất người Pháp thuộc Sở Địa chất Đông Dương (thành lập năm 1898) chính thức tiến hành trong khuôn khổ toàn bán đảo Đông Dương, bắt đầu bằng các nghiên cứu lẻ tẻ về khoáng sản ở các nước thuộc địa này phục vụ cho việc phát triển nền công nghiệp của nước Pháp. Từ những năm 20 của thế kỷ XX, bắt đầu xuất hiện các công trình khảo sát địa chất khu vực từng miền của nước ta cùng với việc khảo sát để thành lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:500.000. Từ kết quả của các công trình khảo sát này, năm 1937 tờ Bản đồ Địa chất Đông Dương tỷ lệ 1:2.000.000 đã ra đời do Fromaget J. thành lập với sự cộng tác của F. Bonelli, J. Hoffet và E. Saurin. Công trình kể trên đã đánh dấu bước tổng hợp tài liệu thực tế đầu tiên về địa chất xứ Đông Dương của các nhà địa chất Pháp. Tất nhiên, ta có thể thấy là công trình này còn sơ lược, vì việc đo vẽ lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:500.000 của các nhà địa chất Pháp khi đó chưa phủ kín hết lãnh thổ cả ba nước Đông Dương, những nơi đã đo vẽ thì mạng lưới khảo sát còn thưa, việc phân tích mẫu thời đó còn thô sơ, không thể đem lại các đánh giá có độ chính xác cần thiết. Sau đó, trong những năm 45-55, xứ Đông Dương nói chung, và nước ta nói riêng bước vào thời kỳ chiến tranh của cuộc Đại chiến thế giới lần thứ hai, rồi cuộc Kháng chiến bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ba nước, và các hoạt động nghiên cứu khoa học nói chung trên thế giới cũng như ở Đông Dương đã tạm thời bị gác lại.
Sau khi hòa bình được lập lại ở miền Bắc nước ta, năm 1954 Sở Địa chất được thành lập trên cơ sở Nha Khoáng chất và Kỹ nghệ ra đời từ năm 1946, sau đó, năm 1959 chuyển thành Cục Địa chất và năm 1960, thành Tổng cục Địa chất. Trong những năm đầu của cơ quan này, việc điều tra, khảo sát địa chất còn hạn chế ở các mỏ đã biết nhằm khôi phục lại việc khai thác khoáng sản phục vụ việc khôi phục các hoạt động kỹ nghệ ở nước ta. Tuy nhiên, công việc này không thể phát triển nếu không có những khảo sát địa chất bài bản, đem lại các kiến thức cơ bản về cấu trúc địa chất của lãnh thổ nước ta. Nhận thức được điều đó, năm 1959 Tổng cục Địa chất đã thành lập Đoàn Địa chất 20, với nhiệm vụ duy nhất là đo vẽ, lập bản đồ địa chất các tỷ lệ ở nước ta. Và từ đó, công việc đo vẽ địa chất tỷ lệ 1:500.000 đã được tiến hành ở miền Bắc với sự giúp đỡ của một nhóm chuyên gia Liên Xô do TS. Đovjikov A.E. phụ trách. Công việc này đã đem đến kết quả là năm 1964, tờ Bản đồ Địa chất miền Bắc Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 đã được hoàn thành và xuất bản. Một năm sau, cuốn Địa chất miền Bắc Việt Nam (bản tiếng Nga) được xuất bản, đưa ra một cách hệ thống các kiến thức về địa tầng, đá magma và kiến tạo của phần lãnh thổ miền Bắc của nước ta. Năm 1965, Đoàn Địa chất 45, tiền thân của Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, ra đời, chuyên tổ chức các nghiên cứu chuyên đề về địa chất và khoáng sản khu vực, giúp xây dựng những kiến thức có cơ sở khoa học vững chắc về địa chất và khoáng sản ở nước ta. Cũng từ năm này, Đoàn Địa chất 20, với sự cộng tác của Đoàn Địa chất 45, đã tiến hành đo vẽ địa chất tỷ lệ 1:200.000 có hệ thống ở miền Bắc nước ta.
Năm 1973, khi đất nước ta đứng trước triển vọng tươi sáng của việc thống nhất đất nước, Đoàn Địa chất 20 đã thành lập Đội Địa chất B.2 với nhiệm vụ đo vẽ địa chất những vùng mới giải phóng ở miền Nam Việt Nam. Và năm 1975, khi quân đội ta tiến vào giải phóng Sài Gòn, thì không lâu sau đó Đội Địa chất nói trên tiếp quản cơ sở của Nha Địa chất miền Nam và tiếp tục đo vẽ lập bản đồ địa chất toàn miền Nam tỷ lệ 1:500.000. Năm 1978, tờ Bản đồ Địa chất miền Nam Việt Nam hoàn thành do Nguyễn Xuân Bao chủ biên. Trên cơ sở các tài liệu thực tế này và tài liệu đo vẽ tỷ lệ 1:200.000 ở miền Bắc do các nhà địa chất Việt Nam tiến hành, Liên đoàn Bản đồ Địa chất (thành lập trên cơ sở Đoàn Địa chất 20) đã tiến hành lập tờ Bản đồ Địa chất Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 do các nhà địa chất Trần Đức Lương và Nguyễn Xuân Bao đồng chủ biên, hoàn thành năm 1979 và được xuất bản năm 1988. Kèm theo tờ bản đồ này có tờ Bản đồ Khoáng sản Việt Nam do Lê Văn Trảo và Trần Phú Thành đồng chủ biên (1988, phát hành nội bộ) và các chuyên khảo về Địa tầng (1989) và Các thành tạo magma (1995). Các công trình nói trên đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử nghiên cứu địa chất lãnh thổ nước ta: các nhà địa chất Việt Nam đã hoàn toàn có thể đảm nhiệm việc nghiên cứu khoa học địa chất đất nước mình. Thành công lớn lao này đã được Nhà nước ghi nhận bằng việc tặng thưởng cho 2 tờ bản đồ nói trên Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ (2005). Tuy nhiên, trong tình hình nghiên cứu chung hiện nay, có thể nhận xét là các công trình đó còn xây dựng trên cơ sở lý thuyết kiến tạo địa máng, trong khi hiện nay việc nghiên cứu địa chất trên thế giới đã chuyển sang việc áp dụng lý thuyết kiến tạo mảng để giải thích các vấn đề về địa chất khu vực và sự hình thành các loại khoáng sản ở các khu vực. Đồng thời, việc lập bản đồ địa chất các tỷ lệ 1:200.000 và 1:50.000 đã gần như phủ kín lãnh thổ nước ta, đem lại rất nhiều tài liệu mới về địa tầng và các thành tạo magma, từ đó có thể đưa đến nhiều luận giải mới về kiến tạo và sự hình thành khoáng sản ở nước ta.
Trước tình hình đó, từ năm 2006 một tập thể các nhà địa chất Việt Nam gồm 36 người, trong đó có nhiều nhà địa chất lão thành đã dành cả cuộc đời mình cho việc nghiên cứu ở các chuyên ngành khác nhau của địa chất Việt Nam, đã tập hợp nhau lại với sự chủ trì của các GS Trần Văn Trị và Vũ Khúc và tổ chức biên soạn công trình “Địa chất và tài nguyên Việt Nam” trên các cơ sở các tài liệu thực tế mới thu thập được trong quá trình đo vẽ lập bản đồ địa chất, cũng như các tài liệu mới thu thập được qua các nghiên cứu chuyên đề về cổ sinh địa tầng, magma, biến chất, cấu trúc kiến tạo do các Viện Địa chất và các Khoa Địa chất ở các trường Đại học tiến hành trong thời gian qua, nhiều khi có sự cộng tác của các nhà địa chất nước ngoài (Pháp, Nhật, Trung Quốc, v.v.), và trên cơ sở các lý thuyết hiện đại phổ biến trên thế giới. Việc biên soạn này lúc đầu được triển khai trong khuôn khổ 2 đề tài trong Chương trình Nghiên cứu cơ bản của Bộ Khoa học và Công nghệ, nhưng sau đó, nhận thấy ý nghĩa của công trình, và theo tinh thần của Năm Quốc tế Hành tinh Trái đất, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã nhiệt thành ủng hộ và giúp đỡ. Đến cuối năm 2008, công trình về cơ bản được hoàn thành. Và năm nay, nhân Năm Quốc tế Hành tinh Trái đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã cho xuất bản công trình này dưới tiêu đề “Địa chất và tài nguyên Việt Nam”. Việc xuất bản đã nhận được sự hỗ trợ của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam. Và công trình này sẽ được xuất bản bằng tiếng Anh trong thời gian tới.
Công trình gồm 589 trang, được chia làm 6 phần và 2 phụ lục, bao gồm: Phần I. Đại cương về cảnh quan và địa chất Việt Nam; Phần II. Địa tầng; Phần III. Các thành tạo magma; Phần IV. Biến chất; Phần V. Cấu trúc kiến tạo; Phần VI. Tài nguyên địa chất. Các phụ lục gồm Văn liệu tham khảo và Bảng tra cứu các phân vị địa chất và tài nguyên.
Với cấu trúc trên, có thể nói đây là một công trình tổng hợp lớn và đầu tiên do các nhà địa chất Việt Nam thực hiện về địa chất và tài nguyên nước ta. Trong phần Địa tầng, tất cả các phân vị đã được phân chia trong đo vẽ địa chất tỷ lệ trung bình và lớn đã được mô tả theo từng dãy địa tầng trong từng bể trầm tích trên lãnh thổ nước ta. Nhiều phân vị đã được định tuổi lại chính xác trên cơ sở hóa thạch mới thu thập trong thời gian qua. Đáng chú ý là sự phân chia và định tuổi các đá biến chất Tiền Cambri ở các cấu trúc cổ, như các đới Sông Hồng và Phan Si Pan, khối Kon Tum, có nhiều thay đổi trên cơ sở nghiên cứu biến chất theo các phương pháp hiện đại. Để minh họa cho các phần mô tả, các tác giả đã đưa ra các bản ảnh hóa thạch định tầng cho các phân vị đã được phân chia và các cột địa tầng đặc trưng cho các khu vực ở nước ta. Ngoài ra, trong phần này lần đầu tiên các tác giả đã đưa ra chương mô tả các kiểu vỏ phong hoá có ở nước ta.
Trong phần Các thành tạo magma, tất cả các khối magma đã được phân chia và mô tả. Nhiều phân vị đã được định tuổi lại trên cơ sở các nghiên cứu chi tiết về thạch luận và việc định tuổi bằng các phương pháp mới, như định tuổi đồng vị bằng phân tích các khoáng vật urani-chì, zircon, argon, v.v.. Nhiều phức hệ đá magma Tiền Cambri, Paleozoi-Mesozoi cũng có những thay đổi đáng kể về tuổi trên cơ sở xác định các pha biến chất chồng xảy ra trong các hoạt động kiến tạo trẻ về sau. Phần mô tả các phức hệ đã được minh họa phong phú bằng các biểu đồ thạch hóa và các bảng về thành phần hóa học và thành tạo nguồn gốc của các đá trong phức hệ mô tả.
Phần Biến chất là một đóng góp mới mẻ, trong đó mô tả các đá biến chất cao, siêu cao ở các khối Kon Tum, Dãy Núi Con Voi, đới khâu Sông Mã, cũng như các giai đoạn biến chất từ Tiền Cambri đến Kainozoi. Sự quan tâm tới các pha biến chất tác động đến các thành tạo trầm tích và magma cũng như đến các cấu trúc địa chất trên lãnh thổ nước ta đã giúp luận giải nhiều vấn đề về địa tầng các đá cổ và các phức hệ magma (có tuổi từ trên 3 tỷ năm đến trên 500 triệu năm). Việc đó cũng góp phần rất lớn cho việc nhận định các vấn đề về tiến hóa kiến tạo và chính xác hóa sự phân chia các chu kỳ lớn về phát triển địa chất trên lãnh thổ nước ta.
Trong phần Cấu trúc kiến tạo, ngoài việc phân định các địa khu biến chất cao, các hệ, đai tạo núi có tuổi khác nhau, các cấu trúc nội mảng, v.v., còn có những chương mới mẻ thường trước đây không được đề cập đến, như Vấn đề địa chất môi trường và tai biến địa chất, Các trường địa vật lý khu vực và cấu trúc địa chất sâu. Việc luận giải về tiến hóa kiến tạo đã dựa vào sự phát triển địa chất trên lãnh thổ nước ta và có liên hệ với những khu vực rộng lớn liên quan. Phần mô tả được minh họa phong phú bằng các ảnh chụp các vết lộ thể hiện các dạng biến dạng của đá, các cấu trúc kiến tạo, v.v..
Trong phần Tài nguyên địa chất, đã đề cập đến các loại khoáng sản kim loại và không kim loại khác nhau có ở nước ta. Ngoài ra còn có các dạng tài nguyên địa chất khác, như Tài nguyên năng lượng, gồm than khoáng, dầu mỏ khí đốt và urani, Tài nguyên nước, gồm các loại nước dưới đất, nước khoáng, nước nóng, các nguồn địa nhiệt và cuối cùng, các Di sản địa chất, một dạng tài nguyên mới được chú ý trong những năm gần đây. Phần này cũng được minh họa bằng các ảnh rất đẹp về các loại khoáng sản, các di sản địa chất mới được chú ý ở nước ta.
Nhìn chung, công trình Địa chất và tài nguyên Việt Nam là một tài liệu tổng hợp lớn và hiện đại. Nó giúp ta có được một cái nhìn tổng quát và, đồng thời, cụ thể về cấu trúc địa chất và các dạng tài nguyên địa chất của nước ta. Việc mô tả và luận giải các vấn đề này được các tác giả dựa chắc vào các tài liệu mới nhất mà giới địa chất nước ta, cùng với sự hợp tác với các nhà địa chất nước ngoài, mới thu thập được, trong đó nhiều tài liệu còn chưa công bố, đồng thời dựa vào các lý luận và quan điểm về địa chất hiện phổ biến trên thế giới. Công trình này là một tài liệu chuyên ngành có thể giúp các nhà quản lý xem xét và quyết định các chủ trương và chính sách về tài nguyên địa chất ở nước ta, các nhà đầu tư xem xét và quyết định các chủ trương đầu tư về khoáng sản trong nước. Nó cũng là một tài liệu tổng hợp, giúp các nhà nghiên cứu địa chất, tài nguyên, và các nhà giáo dục một tài liệu cơ bản dạy về địa chất và tài nguyên địa chất ở nước ta.