Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Các nguyên tắc thực hiện hệ thống an toàn - vệ sinh lao động, đó là:
Không ràng buộc về mặt pháp lý (chỉ khuyến khích áp dụng trừ khi các quốc gia xây dựng hệ thống quản lý riêng, mang tính chất pháp lý bắt buộc phải áp dụng).
Không thay thế luật pháp quốc gia và các tiêu chuẩn quốc gia (chỉ mang tính hỗ trợ thực thi tốt các pháp luật và tiêu chuẩn quốc gia).
Không bắt buộc có chứng chỉ. Có thể ghi trên thương hiệu hàng hóa là đã áp dụng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động, không bắt buộc sản phẩm có chứng nhận, chứng chỉ.
Bảo hộ lao động có 3 tính chất:
Tất cả những chế độ, chính sách, quy phạm, tiêu chuẩn của nhà nước về bảo hộ lao động đã ban hành đều mang tính pháp luật. Pháp luật về bảo hộ lao động được nghiên cứu, xây dựng nhằm bảo vệ con người trong sản xuất, nó là cơ sở pháp lý bắt buộc các tổ chức nhà nước, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế và mọi người tham gia lao động phải có tránh nhiệm nghiêm chỉnh thực hiện.
Mọi hoạt động trong công tác bảo hộ lao động từ điều tra, khảo sát điều kiện lao động, phân tích đánh giá các nguy hiểm, độc hại và ảnh hưởng của chúng đến an toàn vệ sinh lao động cho đến việc đề xuất và thực hiện các giải pháp phòng ngừa, xử lý khắc phục đều phải vận dụng các kiến thức lý thuyết và thực tiễn trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật chuyên ngành hoặc tổng hợp nhiều chuyên ngành.
Ví dụ: Muốn chống tiếng ồn phải có kiến thức về âm học, muốn cải thiện điều kiện lao động, nặng nhọc và vệ sinh trong một số ngành nghề phải hiểu và giải quyết nhiều vấn đề tổng hợp phức tạp liên quan đến kiến thức khoa học nhiều lĩnh vực như thông gió, chiếu sáng, cơ khí hóa, tâm sinh lý học lao động… đồng thời với
nền sản xuất công nghiệp hóa, hiện đại hóa, người lao động phải có kiến thức chuyên môn kỹ thuật để sản xuất, muốn sản xuất có hiệu quả và bảo vệ được tính mạng, sức khỏe, an toàn cho bản thân, thì phải hiểu biết kỹ về công tác bảo hộ lao động. Như vậy công tác bảo hộ lao động phải đi trước một bước.
Tính quần chúng thể hiện trên hai mặt:
Một là, bảo hộ lao động liên quan đến tất cả mọi người tham gia sản xuất, họ là người vận hành, sử dụng các dụng cụ, thiết bị máy móc, nguyên vật liệu nên có thể phát hiện được những thiếu sót trong công tác bảo hộ lao động, đóng góp xây dựng các biện pháp ngăn ngừa, đóng góp xây dựng hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy phạm an toàn vệ sinh lao động.
Hai là, dù cho các chế độ chính sách, tiêu chuẩn quy phạm về bảo hộ lao động có đầy đủ đến đâu, nhưng mọi người (từ lãnh đạo, quản lý, người sử dụng lao động đến người lao động) chưa thấy rõ lợi ích thiết thực, chưa tự giác chấp hành thì công tác bảo hộ lao động cũng không thể đạt được kết quả mong muốn.
Hợp đồng bảo hộ lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về điều kiện an toàn, vệ sinh lao động; các biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân cách của người lao động và giải quyết hậu quả do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây ra đối với người lao động.
Khi thỏa thuận hợp đồng lao động, cần tuân thủ chặt chẽ chế độ bảo hộ lao động mà pháp luật quy định. Chế độ bảo hộ lao động là tập hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành, quy định các điều kiện an toàn, vệ sinh lao động có tính chất bắt buộc; biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân cách của người lao động và giải quyết hậu quả do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây ra đối với người lao động. Theo quy định hiện hành, chế độ bảo hộ lao động được thể hiện qua các quy định về an toàn lao động và vệ sinh lao động.
Xuất phát từ tầm quan trọng của bảo hộ lao động, nhà nước thống nhất quản lý các hoạt động bảo hộ lao động. Bên cạnh đó, việc thực hiện bảo hộ lao động còn phải tuân thủ nguyên tắc toàn diện và đồng bộ. Mặt khác, thực hiện bảo hộ lao động là nghĩa vụ bắt buộc của người sử dụng lao động và người lao động trong quan hệ lao động.
Các quy định về bảo hộ lao động mang tính chất bắt buộc, từ đó hạn chế thấp nhất hậu quả của việc không tuân thủ các quy định về an toàn, vệ sinh lao động.
Bảo hộ lao động là hoạt động được thực hiện đông đảo bởi người lao động và người sử dụng lao động. Người lao động là người chịu tác động trực tiếp của điều kiện lao động, do đó bản thân mỗi người lao động cần nghiêm túc thực hiện các hoạt động bảo hộ lao động.
HÃY THIẾT KẾ CHO DOANH NGHIỆP, CHO ĐƠN VỊ CỦA MÌNH NHỮNG ĐỒNG PHỤC THƯƠNG HIỆU - KHẲNG ĐỊNH VỊ THẾ RIÊNG! Đối với một doanh nghiệp, đồng phục được coi như là “chìa khóa” mở ra những giá trị bên trong lẫn bên ngoài. Nhận thức được ý nghĩa đồng phục công ty chứa đựng vai trò vô cùng quan trọng nên các doanh nghiệp hiện nay đã chịu khó đầu tư hơn không chỉ làm tăng tính thẩm mĩ mà còn giúp doanh nghiệp khẳng định vị thế của mình trên thị trường. BHLĐ VIỆT LINH được biết đến không những đồng phục bảo hộ lao động cho công nhân, kỹ sư… đồng thời cũng cung cấp các sản phẩm đồng phục nhận diện thương hiệu với chất lượng cao, luôn đi đầu thị trường về mẫu mã đa dạng và sự tư vấn tận tâm. Còn chần chừ gì nữa, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thiết kế những mẫu đồng phục công sở đẹp nhất với giá cả ưu đãi nhất! ---------—————— LH : 0943213680 Email: [email protected]
Bảo hộ lao động là một chủ đề quan trọng, không chỉ đối với người lao động mà còn đối với các tổ chức, doanh nghiệp trong việc đảm bảo môi trường làm việc an toàn, khoa học và hiệu quả.
Việc hiểu rõ về bảo hộ lao động và những quy định liên quan không chỉ giúp giảm thiểu tai nạn lao động, mà còn thể hiện trách nhiệm và sự tôn trọng mà các bên liên quan dành cho quyền lợi và sức khỏe của người lao động.
Xem thêm: Tai nạn lao động là gì?
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá khái niệm bảo hộ lao động là gì và các quy định pháp lý liên quan đến bảo hộ lao động tại Việt Nam, qua đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực thi và tuân thủ các quy định này trong thực tiễn.
Bảo hộ lao động là môn khoa học mang tính kỹ thuật và thực tiễn bao gồm hệ thống các biện pháp kỹ thuật, các văn bản pháp luật và tổ chức, quản lý, chính sách kinh tế - xã hội, khoa học - kỹ thuật nhằm cải thiện điều kiện lao động, loại trừ các yếu tố nguy hiểm, có hại phát sinh trong lao động sản xuất, để bảo vệ an toàn, bảo vệ sức khỏe và khả năng làm việc của con người trong quá trình lao động.
Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố về kỹ thuật - công nghệ, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên thể hiện qua quá trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, môi trường lao động, năng lực của con người lao động và sự tác động qua lại giữa các yếu tố đó tạo nên những điều kiện cần thiết cho hoạt động lao động sản xuất của con người.
Tình trạng tâm lý của người lao động trong khi làm việc đôi khi lại chính là nguyên nhân gây ra sự cố dẫn đến tai nạn lao động và bệnh ngề nghiệp cho bản thân họ và cho người khác
Các nhóm yếu tố của điều kiện lao động
- Nhóm yếu tố vệ sinh môi trường: bao gồm yếu tố vật lý, hóa học và sinh học.
- Nhóm yếu tố sinh lý: bao gồm trạng thái thể lực, thần kinh, tâm lý.
- Nhóm yếu tố thẩm mỹ: tạo ra cảm xúc của người lao động. Đó là cấu trúc không gian nơi làm việc, bố cục màu sắc, âm thanh và sự hài hòa của máy móc, thiết bị, bầu không khí của tập thể lao động, tâm lý nghề,...
- Nhóm yếu tố tâm lý - xã hội: như định mức và tổ chức lao động, khả năng làm việc trong ca của người lao động, tình hình ốm đau, bệnh tật.
Tai nạn lao động xảy ra do tác động của các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong lao động gây chấn thương cho bất kỳ bộ phận chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc tử vong, làm giảm khả năng lao động tạm thời hoặc vĩnh viễn
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong gồm:
Căn cứ theo tình trạng phân tích của người lao động mà tai nạn lao động được phân loại: Tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng và tai nạn lao động nhẹ.
Căn cứ đánh giá tai nạn lao động
Để đánh giá tình hình tai nạn lao động trong một năm, ngoài con số tuyệt đối thống kê được, cần phải sử dụng cách so sánh tương đối thì mới đánh giá được mức độ tai nạn lao động. Bởi vậy người ta thường dùng hệ số tần suất tai nạn lao động "K"
Kỹ thuật về sinh là lĩnh vực khoa học chuyên ngành nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp khoa học kỹ thuật nhằm giảm thiểu và loại trừ các yếu tố có hại trong sản xuất, tạo nên môi trường lao động trong sạch, tiện nghi, phòng ngừa khả năng suy giảm sức khỏe và mắc bện h nghề nghiệp
Nhiệm vụ của kỹ thuật vệ sinh bao gồm:
- Nghiên cứu, đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng của các yếu tố độc hại trong quá trình sản xuất gây ô nhiễm môi trường lao động và môi trường xung quanh, làm cơ sở khoa học để xây dựng, thiết kế các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.
- Nghiên cứu, tính toán và thiết kế hệ thống xử lý có hiệu quả các tại hại nghề nghiệp cụ thể như ô nhiễm nhiệt, tiếng ồ, rung động vượt tiêu chuẩn cho phép, nồng độ bụi cao đặc biệt là bụi hô hấp, hơi khí độc,...
- Ứng dụng các giải pháp tiến tiến khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động để giảm thiểu có hiệu quả các tác hại nghề nghiệp trong môi trường lao động cụ thể theo đặc tính của từng ngành sản xuất, từng doanh nghiệp.
Là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm gây tai nạn lao động.
Các biện pháp cơ bản đảm bảo an toàn sản xuất
- Áp dụng các cơ cấu, dụng cụ, thiết bị an toàn một cách tối ưu. Tổ chức huấn luyện an toàn lao động cho người lao động định kỳ và phù hợp với đặc điểm sản xuất cụ thể, sử dụng phương tiện bảo vệ các nhân, tập thể thích hợp.
- Bố trí mặt bằng sản xuất hợp lý, thỏa mãn các yêu cầu vệ sinh công nghiệp. Đảm bảo có đầy đủ các tranh ảnh, áp phích bảo hộ lao động trong khu vực sản xuất cũng như các nội quy an toàn đối với máy móc, thiết bị hoặc quá trình công nghệ.
- Tăng cường cơ giới hóa, tự động hóa quá trình công nghệ, dây truyền thiết bị. Áp dụng thành tựu mới của tự động hóa, điều khiển học để thay thế thao tác thủ công, cách ly người lao động khi những vùng độc hại, nguy hiểm.
Là một hiện trạng bệnh lý của người lao động phát sinh do tác động thường xuyên và kéo dài của điều kiện lao động xấu, có hại, mang tính chất đặc trưng cho một loại nghề nghiệp, công việc hoặc có liên quan đến nghề nghiệp, công việc đó trong quá trình lao động.