Bạn Hãy Ký Thác Trọn Đường Đời Cho Chúa

Bạn Hãy Ký Thác Trọn Đường Đời Cho Chúa

ILA Du học (thành viên chính thức của Tổ chức Giáo dục ILA) là nơi khởi đầu hành trình trở thành công dân toàn cầu của học sinh Việt Nam. Với hơn 20 năm kinh nghiệm giúp cho hơn 35.000 học sinh du học thành công, ILA Du học là đơn vị tiên phong trong việc phát triển và cung cấp các chương trình du học ngắn/dài hạn, huấn luyện ứng tuyển Đại học TOP 50 Mỹ tại Việt Nam.

ILA Du học (thành viên chính thức của Tổ chức Giáo dục ILA) là nơi khởi đầu hành trình trở thành công dân toàn cầu của học sinh Việt Nam. Với hơn 20 năm kinh nghiệm giúp cho hơn 35.000 học sinh du học thành công, ILA Du học là đơn vị tiên phong trong việc phát triển và cung cấp các chương trình du học ngắn/dài hạn, huấn luyện ứng tuyển Đại học TOP 50 Mỹ tại Việt Nam.

Ngày ấy Chúa cất tiếng gọi khắp nơi, ngày ấy Chúa dẫn lối đi vào đời

Hiện tại có 1 người đang xem đề tài:(0 thành viên & 1 khách)

Có khả năng tạo động lực, truyền cảm hứng cho mọi người xung quanh

GS.TS.NGƯT Nguyễn Viết Thịnh đã dành tuổi thanh xuân của mình để chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, dành gần trọn cuộc đời để học tập, rèn luyện, nghiên cứu, giảng dạy và cống hiến cho sự nghiệp khoa học và giáo dục địa lí của đất nước, cho sự phát triển của Khoa Địa lí và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

GS.TS.NGƯT Nguyễn Viết Thịnh, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại biểu Quốc hội khoá XII Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội, đã từ trần hồi 0 giờ 42 phút ngày 24/5/2024 (tức ngày 17 tháng 4 năm Giáp Thìn). Hưởng thọ 74 tuổi.

Lễ viếng từ 7 giờ đến 8 giờ 45 phút  ngày 29.5 tại Nhà Tang lễ Cầu Giấy, Số 1 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội. Lễ truy điệu và di quan vào hồi 9 giờ ngày 29.5, hoả táng tại Đài Hoá thân Hoàn vũ Văn Điển (Hà Nội), an táng tại Nghĩa trang thành phố Hưng Yên.

Nhà sư phạm mẫu mực, luôn đau đáu để môn Địa lí có vị trí xứng đáng

GS.TS.NGƯT Nguyễn Viết Thịnh sinh ngày 1.9.1951 tại phường Lê Lợi, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, trong một gia đình công chức có 6 anh chị em. Ông trở thành sinh viên Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào năm 1968.

Trong bối cảnh đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ở Việt Nam, hưởng ứng phong trào “Ba sẵn sàng” của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ông đã xếp bút nghiên để lên đường ra trận vào năm 1972. Nhập ngũ, ông trở thành chiến sĩ thuộc đơn vị C1, D64, E236, F361, bộ đội  tên lửa, chiến đấu tại chiến trường Bình - Trị - Thiên khói lửa (1972-1973). Kết thúc chiến tranh, ông phục viên và trở lại trường Đại học Sư phạm Hà Nội để tiếp tục học tập và nhận bằng Cử nhân Địa lí vào năm 1976.

Tốt nghiệp đại học với thành tích học tập và rèn luyện xuất sắc, ông được Trường Đại học Sư phạm Hà Nội giữ lại làm cán bộ giảng dạy tại Khoa Địa lí từ năm 1976. Từ năm 1983 - 1988, ông được cử sang Bungari làm nghiên cứu sinh chuyên ngành địa lí kinh tế - xã hội. Sau khi bảo vệ thành công luận án Phó Tiến sĩ (nay là Tiến sĩ), ông trở về nước để tiếp tục giảng dạy và nghiên cứu tại Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1988.

Từ đó, ông đã trải qua các chức vụ quản lý như Phó Trưởng Khoa Địa lí (1991-1992), Trưởng Bộ môn Địa lí Kinh tế - Xã hội (1992-1999), Trưởng Khoa Địa lí (1999-2006), Hiệu trưởng Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội (2006-2012).

GS.TS Nguyễn Viết Thịnh là Đại biểu Quốc hội khóa XII, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (2007-2011), Chủ tịch Hội đồng bộ môn Địa lí của Bộ GD-ĐT(2000-2003), Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo sư liên ngành Khoa học Trái đất - Mỏ (2009 - 2017) và Phó Chủ tịch Hội Địa lí Việt Nam (từ năm 2015 đến nay).

GS.TS Nguyễn Viết Thịnh là một nhà sư phạm mẫu mực và có công lao to lớn đối với sự nghiệp giáo dục nước nhà. Ông say mê địa lí và luôn đau đáu làm sao để môn Địa lí được thầy và trò yêu thích, có vị trí xứng đáng trong nhà trường.

Trong quá trình công tác, ông đã giảng dạy nhiều học phần cho bậc đại học và sau đại học, trong đó có những học phần do chính ông xây dựng chương trình, phát triển giáo trình và giảng dạy trong nhiều năm. Ông để lại dấu ấn của một tài năng sư phạm thông qua các bài giảng về địa lý kinh tế - xã hội đại cương và địa lí học hiện đại ở bậc đại học, các bài giảng về Lịch sử và Phương pháp luận của Địa lí học, Phương pháp nghiên cứu địa lí kinh tế - xã hội, Ứng dụng GIS trong nghiên cứu và giảng dạy địa lý ở bậc sau đại học.

Ông cũng tham gia đào tạo sau đại học cho Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế, Đại học Vinh và Đại học Tây Bắc. Trong phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao về ngành địa lí và giáo dục địa lí, ông đã hướng dẫn 22 nghiên cứu sinh thực hiện và bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ, hướng dẫn 3-5 học viên thực hiện và bảo vệ luận văn Thạc sĩ mỗi năm. Ông đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo sư liên ngành Khoa học Trái đất - Mỏ (2009 - 2017), sau đó là Ủy viên của Hội đồng Giáo sư liên ngành này.

GS.TS Nguyễn Viết Thịnh đã chủ trì và trực tiếp tham gia phát triển chương trình đào tạo giáo viên của Khoa Địa lí và của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, các chương trình đào tạo chuyên ngành Sư phạm Địa lí cho các trường đại học sư phạm, các chương trình bồi dưỡng giáo viên Địa lí của cả nước.

Đối với giáo dục phổ thông, ông đã từng đảm nhiệm trọng trách Chủ tịch Hội đồng bộ môn Địa lí của Bộ GD-ĐT (2000-2003) và nhiều trọng trách khác trong biên soạn, thẩm định chương trình và tài liệu bồi dưỡng giáo viên, chương trình và sách giáo khoa môn Địa lí.

Ông là thành viên Tiểu ban biên soạn chương trình môn Địa lí, thuộc Dự án Đổi mới giáo dục phổ thông (RGEP) của Bộ GD-ĐT, chủ trì chương trình môn Lịch sử và Địa lí THCS năm 2018, tổng chủ biên và chủ biên nội dung Địa lí bộ sách giáo khoa Lịch sử - Địa lí bậc trung học cơ sở.

Tài năng sư phạm, phong cách mô phạm, tấm gương tự học và tận hiến của GS.TS Nguyễn Viết Thịnh có ảnh hưởng rất to lớn đối với các thế hệ học trò và đồng nghiệp. Ông thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu với các đồng nghiệp, đặc biệt là các đồng nghiệp trẻ trong Khoa Địa lí, kể cả việc mở các lớp tập huấn ngắn ngày về ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng các phần mềm khác nhau trong nghiên cứu và giảng dạy Địa lí.

GS.TS Nguyễn Viết Thịnh sử dụng thành thạo 3 ngoại ngữ (tiếng Bungari, tiếng Nga và tiếng Anh) và có thể giao tiếp được bằng 2 ngoại ngữ khác (tiếng Pháp và tiếng Trung). Với ông, ngoại ngữ là chìa khóa để nâng cao năng lực chuyên môn và hội nhập quốc tế trong bối cảnh mới. Vì thế, ông luôn động viên và khích lệ các đồng nghiệp trẻ học tập để nâng cao năng lực ngoại ngữ.

Nhà khoa học có tầm ảnh hưởng lớn trong nghiên cứu và giáo dục địa lí kinh tế - xã hội

GS.TS Nguyễn Viết Thịnh là nhà khoa học uy tín và có tầm ảnh hưởng lớn trong nghiên cứu và giáo dục địa lí kinh tế - xã hội. Ngoài hướng nghiên cứu cơ bản và ứng dụng về địa lí kinh tế - xã hội, ông còn tập trung vào nghiên cứu phát triển phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu địa lí, các phương pháp định lượng trong nghiên cứu địa lí kinh tế - xã hội. Ông đã chủ trì 1 đề tài cấp Nhà nước, 10 đề tài cấp Bộ và tương đương.

Các công trình nổi bật do ông chủ trì là đề tài cấp Nhà nước “Biên soạn Bách khoa toàn thư Địa lí học và Địa lí thế giới (Quyển 6)” trong Đề án Bách khoa toàn thư Việt Nam; đề tài cấp thành phố Hà Nội “Biên soạn Bách khoa thư Địa lí Hà Nội, phần Hà Nội mở rộng” trong Đề án Bách khoa thư Hà Nội giai đoạn 2; đề tài cấp Bộ “Đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy địa lí kinh tế - xã hội trong tình hình hiện nay”, “Đổi mới phương pháp đào tạo tại Khoa Địa lí - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội”; đề tài hợp tác với Viện Nghiên cứu Vùng và Đô thị Na Uy (NIBR) về “Sự thay đổi của nghề cá Việt Nam trong những năm 1990”.

Ông còn là thành viên chính của một số đề tài cấp Nhà nước khác: đề tài “Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ tiêu phát triển bền vững về các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường các tỉnh Tây Nguyên (TN3/T08)”, đề tài “Xây dựng bộ chỉ tiêu phát triển bền vững theo lĩnh vưc và theo lãnh thổ vùng Tây Bắc (TB.25X/13-18)”. Các công trình nghiên cứu của ông không chỉ có những đóng góp to lớn đối với sự phát triển khoa học và giáo dục địa lí, mà còn góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Ông cũng là chủ biên và tác giả của 9 bộ giáo trình và 5 đầu sách chuyên khảo. Trong số này phải kể đến các giáo trình “Dân số, tài nguyên, môi trường”, “Địa lí kinh tế - xã hội đại cương”, “Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam” (2 tập), “Ứng dụng ArGIS trong nghiên cứu và giảng dạy địa lí”; các sách chuyên khảo “Phân kiểu kinh tế - xã hội cấp tỉnh và cấp huyện Việt Nam”, “Phát triển bền vững lãnh thổ Tây Nguyên: Đánh giá và giải pháp”, “Bách khoa thư Hà Nội - Phần Hà Nội mở rộng, tâp Địa lí”, “Địa lí Hà Nội” và “Dân cư Thăng Long - Hà Nội”.

Cụm công trình “Nghiên cứu đánh giá nguồn lợi hải sản vùng biển Việt Nam” do ông làm đồng tác giả đã được nhận Giải thưởng Khoa học Nhà nước năm 2000. Ông là tác giả của hơn 50 bài báo đăng trên các tạp chí, kỉ yểu hội thảo khoa học uy tín trong nước và quốc tế. Ông còn là chủ biên, tác giả của một số đầu sách giáo khoa địa lí và nhiều đầu sách tham khảo, sách bài tập địa lí ở bậc giáo dục phổ thông.

Với Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, GS.TS Nguyễn Viết Thịnh cùng lãnh đạo Khoa để lại dấu ấn đậm nét trong chiến lược phát triển một đơn vị nghiên cứu địa lí hiện đại và đào tạo nguồn nhân lực ngành địa lí có chất lượng cao của đất nước, từng bước hội nhập quốc tế. Ông đã huy động được các nguồn lực khác nhau, trong nước và ngoài nước, để phát triển năng lực của đơn vị. Đội ngũ cán bộ của Khoa được bổ sung, các cán bộ trẻ luôn được khích lệ và tạo điều kiện để nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ.

Ông là người đặt nền móng cho sự ra đời bộ môn mới - Bộ môn Bản đồ, Viễn thám và GIS cùng chuyên ngành đào tạo thạc sĩ Bản đồ, Viễn thám và GIS. Ông cũng là người sáng lập Trung tâm Địa lí Ứng dụng và là Giám đốc của Trung tâm này.

GS.TS Nguyễn Viết Thịnh đặc biệt quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiên cứu và đào tạo. Công tác đào tạo được đổi mới về chương trình, nội dung và phương pháp. Nghiên cứu khoa học được thúc đẩy thông qua việc thực hiện đề tài các cấp, đề tài và dự án hợp tác với các cơ quan, tổ chức nghiên cứu ở trong và ngoài nước. Cơ sở vật chất - kĩ thuật hiện đại, nhất là hệ thống trang thiết bị công nghệ thông tin, được đầu tư để phục vụ nghiên cứu và đào tạo.

Dấu ấn trong việc xác định tầm nhìn, giá trị cốt lõi của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Ở cương vị Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (2006-2012), GS.TS Nguyễn Viết Thịnh cùng tập thể lãnh đạo nhà trường đã để lại dấu ấn trong việc xác định tầm nhìn và các giá trị cốt lõi của nhà trường. Cụ thể: đến năm 2030, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ là trường đại học nghiên cứu có uy tín trong khu vực và trên thế giới với các giá trị cốt lõi “Mô phạm - Sáng tạo - Cống hiến”.

Để đạt được mục tiêu đó, ông cùng với tập thể lãnh đạo, cán bộ và nhân viên nhà trường đã xây dựng được khối đại đoàn kết, huy động được các nguồn lực tổng hợp, phát huy được sức mạnh tập thể. Nhờ vậy, năng lực của nhà trường, từ nguồn nhân lực và cơ cấu tổ chức đến đào tạo và nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, cảnh quan và cơ sở vật chất đều có những tiến bộ đáng kể.

Phát triển nguồn nhân lực và hoàn thiện cơ cấu tổ chức luôn là ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát triển nhà trường của Giáo sư Nguyễn Viết Thịnh. Trong nhiệm kì Hiệu trưởng của ông, nhiều lượt cán bộ được cử đi học tập, bồi dưỡng ngắn hạn hoặc đào tạo sau đại học ở trong nước và ngoài nước bằng ngân sách từ Dự án Đại hoc giai đoạn 2 - TRIG, Đề án 322 và Đề án 911.

Giáo sư đã chủ trương và triển khai thành lập hoặc nâng cấp nhiều đơn vị mới trong trường nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức của một Trường Đại học Sư phạm trọng điểm, đáp ứng nhu cầu xã hội và phát huy tối đa năng lực đội ngũ. Nhà trường đã phát triển Khối Phổ thông Chuyên Toán thành Trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội, thành lập Khoa Công tác Xã hội và Khoa Triết học trên cơ sở Khoa Giáo dục Chính trị và Khoa Giáo dục Đặc biệt, thành lập Trường Mầm non Búp Sen Xanh.

Về công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, Giáo sư Nguyễn Viết Thịnh đã quan tâm thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Ông cũng đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu khoa học. Nhiều chuyên gia nước ngoài được mời hoặc tình nguyện đến giảng dạy tại trường (Khoa Giáo dục Đặc biệt, Khoa Địa lí).

Đặc biệt, trong khuôn khổ Đề án 322, Giáo sư Nguyễn Viết Thịnh đã chỉ đạo triển khai mô hình đào tạo thạc sĩ đạt chất lượng quốc tế với 2 giai đoạn: M1 và M2 tại Khoa Toán - Tin. Trong đó, giai đoạn M1 học viên học tập trong nước, M2 học tập tại nước ngoài. Đây là mô hình độc đáo, vừa giúp đào tạo cán bộ trẻ, vừa thể hiện tinh thần hội nhập quốc tế chủ động của nhà trường.

Hình thức đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên được mở rộng để đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục trong cả nước. Nghiên cứu khoa học được đẩy mạnh bằng những chính sách hỗ trợ kinh phí thực hiện các đề tài, đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị cho các trung tâm nghiên cứu. Các giáo sư được trang bị phòng làm việc riêng, cán bộ trẻ và nghiên cứu sinh được Nhà trường hỗ trợ kinh phí thực hiện các đề tài cấp trường.

Về công tác hợp tác quốc tế, Giáo sư Nguyễn Viết Thịnh đã đề xuất chủ trương hội nhập chủ động (tự hội nhập). Theo đó, trường chủ động nâng cao năng lực để đáp ứng yêu cầu của khu vực và thế giới. Cán bộ của trường được khuyến khích chủ động tham gia các hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế. Cán bộ có báo cáo tại các hội thảo quốc tế sẽ nhận được hỗ trợ 50% kinh phí vé máy bay. Nhiều hợp tác với các tổ chức quốc tế được nâng tầm và đi vào thực chất.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trở thành trung tâm kết nối với UNESCO khu vực về ứng dụng công nghệ thông tin, về giáo dục phát triển bền vững. Vì thế, nhiều khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng viên do UNESCO tổ chức đã được ưu tiên giành cho nhà trường. Trường cũng là đơn vị duy nhất ở Việt Nam nhận được tài trợ của UNESCO khu vực về hai hệ thống bảng tương tác của Promethean. Giáo sư Nguyễn Viết Thịnh đã thay mặt nhà trường sang trao tặng Bằng Tiến sĩ Giáo dục danh dự cho Thủ tướng Samdech Techo Hun Sen của Vương quốc Campuchia.

Về công tác quy hoạch và phát triển cơ sở vật chất, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội phải giải quyết nhiều bất cập trong giai đoạn 2006-2012 như tình trạng đan xen công trình với Đại học Quốc gia Hà Nội, phân định ranh giới với cư dân xung quanh chưa rõ ràng, có xu hướng hình thành một số lô đất “kẹt” với cư dân, thiếu hội trường đa năng, sân vận động xuống cấp.

Vì vậy, Giáo sư Nguyễn Viết Thịnh đã chỉ đạo quyết liệt để quy hoạch lại cảnh quan của trường. Trong nhiệm kì Hiệu trưởng của ông, trường đã khởi công xây dựng mới Hội trường đa năng (Hội trường 11/10) và Nhà Kí túc xá A12; cải tạo, nâng cấp tổ hợp Sân vận động và Nhà thi đấu; quy hoạch đất để xây dựng Công trình nhà Trung tâm Học liệu và Chuyển giao công nghệ.

Nhà hoạt động xã hội có những đóng góp tích cực

GS.TS Nguyễn Viết Thịnh cũng là một nhà hoạt động xã hội có những đóng góp tích cực. Với tư cách là Đại biểu Quốc hội khóa XII, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, ông đã có những ý kiến phản biện liên quan đến các vấn đề giáo dục và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Những ý kiến phản biện của ông bắt nguồn từ những trải nghiệm sống động trong thực tiễn giảng dạy, nghiên cứu và quản lí. Với tư cách là Hội viên, Ủy viên Ban Chấp hành, Phó Chủ tịch Hội Địa lí Việt Nam, ông có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển của một hội nghề nghiệp, nâng cao vai trò và vị thế của mạng lưới các nhà khoa học địa lí Việt Nam.

Ông là người có công lao to lớn trong việc tổ chức Hội thảo quốc tế Địa lí Đông Nam Á - SEAGA 2010 với chủ đề “Nhận thức về sự thay đổi không gian, nơi chốn và văn hoá ở châu Á”. Đây là hội thảo quốc tế của Hiệp hội các nhà địa lí Đông Nam Á lần đầu tiên được tổ chức ở Việt Nam.

GS.TS. Nguyễn Viết Thịnh đã được trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huy chương Chiến sĩ vẻ vang, Chiến sĩ thi đua (1973, 1974), Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT (2011), Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở (2011, 2015-2018), Chiến sĩ thi đua cấp Bộ (2018), Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (2019).

Với những đóng góp to lớn cho sự nghiệp giáo dục, ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú vào năm 2010. Năm 2020, ông được Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đề nghị Nhà nước phong tăng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân.

Nguyễn Tường Huy - Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Dán nhãn và kỳ thị người dân tộc thiểu số

Nhà báo Đinh Đức Hoàng mở đầu bài diễn thuyết của mình bằng câu chuyện của chính anh - một người dân tộc Tày, quê gốc ở Yên Bái nhưng được sinh ra ở Hải Phòng. Anh tự nhận mình là một người có “số phận lai”, nên anh nhạy cảm đặc biệt với các tuyên bố về chủ đề “dán nhãn” người dân tộc thiểu số.

Trong ký ức thời thơ ấu của anh, hay trong cuộc đời của bố anh, cách đây gần 30 năm trước, vẫn rất rõ nét những kỳ thị của đám đông về nhãn dán “thằng dân tộc”.

“Nó mạnh đến mức thời thiếu niên, có những lúc chính tôi thực sự tin rằng chuyện ông nghiện rượu và các biểu hiện của bạo lực gia đình đến từ việc ông là một ‘ông dân tộc’. Tôi mất 30 năm để hiểu về sự cô độc, nỗi buồn và cả những biểu hiện trầm cảm ở ông ngày đó”.

“Sau 30 năm, tôi vẫn bắt gặp thói quen tư duy này. Nôm na là có một vài tính cách xấu xí, người ta gán cho đặc tính của dân tộc… Tôi phải thú thực là chính mình, trong tư cách một người đô thị điển hình, lắm lúc cũng bực mình với các tập quán của một số cộng đồng…”.

Hay ngược lại, cũng có một số định kiến tồn tại ở cả những lời tán dương như “người Dao hiếu học”.

Nhà báo Đức Hoàng nói rằng, câu chuyện này chỉ để đặt vấn đề: Anh muốn tiếp cận trẻ em gái dân tộc thiểu số dưới tư cách các nhóm dân cư của những vùng miền núi khó khăn, chứ không phải dưới tư cách sắc tộc. Tức là ảnh hưởng của chính sách, môi trường kinh tế lên cơ hội tiếp cận giáo dục của trẻ em gái và vai trò của báo chí trong đó là gì. “Tất nhiên, khi đã đề cập đến vấn đề giới thì tập quán chắc chắn có vai trò. Nhưng tôi muốn thu hẹp lại thành vấn đề chính sách”.

Nhà báo Đức Hoàng nêu ví dụ câu chuyện về cô bé Vàng Thị Nga, sinh ra ở xã Chiến Phố, huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang từng được đăng tải trên tờ VnExpress khi anh còn làm việc cho tờ báo này. Nga là một cô bé dân tộc thiểu số, ước mơ trở thành bác sĩ. Em từng nói rằng nếu bố bắt em nghỉ học, em sẽ tự tử ngay. Sau khi câu chuyện của Nga được đăng tải, mặc dù bài viết có 50% thời lượng nói về bức tranh kinh tế của cả huyện Hoàng Su Phì, nhưng độc giả vẫn gọi đến tòa soạn, nằng nặc đòi hỗ trợ cho em Nga - nhân vật tiêu biểu của bài viết.

Dù vậy, Vàng Thị Nga cuối cùng cũng bỏ học và lấy chồng. “Chúng tôi rất buồn vì điều đó. Và câu hỏi của chúng ta là làm thế nào để không còn những trường hợp như Nga trong tương lai? Tầm nhìn của chúng ta không phải là giảm bớt, giảm 1 em Nga hay 50 em Nga, mà là không còn một cô bé nào muốn đi học mà không còn được đi học nữa… Làm thế nào để chúng ta có thể can thiệp vào quyền tiếp cận giáo dục của các em hệ thống và bền vững hơn”.

Nhà báo Đức Hoàng cho rằng, việc cá biệt hóa các tình huống, các nhân vật là một thói quen của báo chí. Điều đó làm cho tin tức của chúng ta hấp dẫn hơn. Nhưng điều này tạo ra 2 hệ lụy: Đầu tiên là độc giả tự dán nhãn - “người Mông họ thế mà, bỏ học suốt”. Thứ hai là nó tạo ra một phong cách can thiệp theo tình huống.

Trách nhiệm của báo chí, có lẽ là đủ nhạy cảm để tránh đi sự cá biệt hóa này, đồng thời thực sự nêu ra các vấn đề có thể can thiệp một cách có hệ thống. “Không còn cô bé người Mông thế này và cô bé người Nùng thế kia nữa. Viết như thế là rất tiện: độc giả được thỏa mãn vì làm tự thiện tình huống, còn chúng ta xong việc sớm”.

“Nhưng đằng sau số phận của nhiều con người đều là cách vận hành của một vùng đất; và đằng sau cách vận hành của một vùng đất, là cơ hội tìm thấy manh mối để cải thiện tình hình trên quy mô rộng”.

Theo nhà báo Đức Hoàng, lời giải không nhất thiết phải đến từ ngân sách Nhà nước. Nó có thể là một đề bài cho nhiều tổ chức xã hội. Và báo chí hoàn toàn có thể là một bên ra đề.

“Báo chí không nhất thiết phải là những người đưa ra lời giải trực tiếp. Nhưng ngay trong cách phản ánh khách quan, cũng có thể có những thứ trở thành đề bài - mà nếu được giải quyết sẽ tạo ra hiệu ứng tích cực lên xã hội. Vấn đề là, việc ra đề bài là một nhiệm vụ khó khăn ngang với lời giải, và nó sẽ cần đến nhiều công sức hơn là công việc đòi hỏi”.

‘Nhà báo hãy sống một phần đời khác’

Nhà báo Đức Hoàng cũng nêu ra một mâu thuẫn “kinh điển” của báo chí ngày nay. Đó là mỗi phóng viên phải chịu áp lực về traffic, về view… từ phía toà soạn. “Đôi khi câu chuyện về một cô bé người Mông có bố bị tử hình vì ma tuý phải là một cái tin pháp luật, chứ không thể là bài viết về giáo dục, về chính sách được. Chắc là hầu hết các anh chị đều từng trải nghiệm cảm giác ấy. Tôi cũng từng là phóng viên, biên tập viên và chính tôi cũng từng gây áp lực lên phóng viên của mình về việc đó”.

“Nhưng có lẽ chúng ta không nên bàn về công việc ở đây. Chúng ta kiếm sống bằng nghề này, bằng việc tạo ra những sản phẩm như thế này thế kia nhưng chúng ta với tư cách của những ông bố bà mẹ, hãy nhìn vào mắt những đứa trẻ để thấy có một nghĩa vụ khác cần phải làm với cuộc đời này, ngoài việc chúng ta là nhà báo, chúng ta phải phục vụ toà soạn, phục vụ công chúng.

Cứ coi như việc phục vụ công chúng phải thế này thế kia thì mới có quảng cáo, có view. Cũng không thể bắt các anh chị hằng ngày đến cơ quan cứ phải nói chuyện chính sách, vĩ mô, giải quyết nền tảng gốc rễ… Như thế thì cũng bị cho nghỉ sớm thôi”.

“Nhưng phần còn lại có lẽ chúng ta nên tình nguyện sống một phần đời khác, hãy thử sử dụng bộ kỹ năng về ngôn ngữ, về tác nghiệp của mình để tạo ra các giá trị khác. Có thể nó không ra tiền, không phục vụ cho sự thăng tiến của mình trong nghề nghiệp, nhưng chúng ta có thể làm được nhiều hơn”.

“Tại sao tôi lại khuyên mọi người hãy gạt đi vấn đề toà soạn để tiếp cận chủ đề này? Bởi vì, đến cuối ngày, hạnh phúc của chúng ta có lẽ là sẽ làm được cái gì, để lại di sản gì cho xã hội này. Và chúng ta ‘chẳng may’ là những người viết, ‘chẳng may’ là những người làm truyền hình, ‘chẳng may’ có bộ kỹ năng như thế thì tôi nghĩ là hãy cứ gạt đi các KPI, pageview, nhiệm vụ toà soạn, chúng ta vẫn có quyền được làm ra những sản phẩm giúp xã hội nâng cao nhận thức, cho dù là cho chính cá nhân chúng ta, cho chính hạnh phúc của chúng ta”.

Toạ đàm “Báo chí vì bức tranh tương lai có trẻ em gái” được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) và Tạp chí Ngày Nay đồng tổ chức sáng ngày 16/6.

Tọa đàm nhằm thúc đẩy sự tham gia của báo chí trong giáo dục cho trẻ em gái dân tộc thiểu số, đặc biệt trong bối cảnh hậu Covid-19, từ đó thúc đẩy bình đẳng giới và giáo dục cho đối tượng này.

Đạo diễn, nhà báo Nguyễn Bông Mai (Tạp chí Ngày Nay) và nhà báo Đinh Đức Hoàng, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Thông tin UNESCO - Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam là 2 diễn giả tham gia toạ đàm và có những chia sẻ sâu sắc về chủ đề này.